Thử nghiệm vắc-xin phòng ngừa ung thư trong nghiên cứu lâm sàng của hội chứng Lynch
Theo một số liệu trong nghiên cứu được thử nghiệm ở chuột, việc tiêm vắc-xin đã tạo ra các phản ứng đặc biệt có tác dụng với kháng nguyên, dẫn đến khối u đường ruột giảm đi đáng kể và cải thiện khả năng sống sót. Từ kết quả này các nhà nghiên cứu hy vọng có thể phát triển loại vắc - xin này cho bệnh nhân mắc hội chứng Lynch. Nghiên cứu này được trình bày tại Hội nghị thường niên AACR 2019.
Hội chứng Lynch là một tình trạng di truyền, ảnh hưởng đến 1/280 dân số ở Hoa Kỳ, Bác sĩ - Tiến sĩ Steven M. Lipkin, cho biết. Ngoài ra, những người mắc hội chứng Lynch thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại trực tràng (từ 70 đến 80%), cũng như các loại ung thư khác bao gồm ung thư ruột non, dạ dày, nội mạc tử cung, bàng quang và buồng trứng.
Hiện nay, sàng lọc là phương pháp được sử dụng phổ biến để phát hiện ra tiền ung thư - ung thư giai đoạn đầu, và đây cũng là phương pháp chính được sử dụng để ngăn ngừa ung thư ở những người mắc hội chứng Lynch, mặc dù một số trường hợp đã được phẫu thuật (giảm rủi ro) và một số dùng aspirin để phòng ngừa ung thư đại trực tràng. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang xem xét các dữ liệu tiền lâm sàng, và họ phát hiện ra vắc-xin ung thư được thiết kế có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư liên quan đến hội chứng Lynch. Qua đó các nhà nghiên cứu đang thực hiện một thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra giả thuyết này.
Thông thường các đột biến gen gây ra hội chứng Lynch có vai trò ngăn chặn sự sửa chữa thích hợp của DNA bị tổn thương, dẫn đến sự tích lũy các đột biến ở một số bộ gen được gọi là microsatellites mã hóa (tên khoa học là Microsatellites). Khi đó các đột biến này tạo ra các protein mới hoặc biến đổi được gọi là neoantigens (tên khoa học là Neoantigens), có thể được hệ thống miễn dịch của nhận ra tuy nhiên phản ứng miễn dịch lại không đủ mạnh để ngăn ngừa ung thư phát triển, ông nói thêm.
Microsatellite:
Là những trình tự đặc biệt của DNA mà có chứa sự lặp lại nối tiếp từ 2 đến 6 bp còn gọi là SSR (simple sequence repeats), STR (short tandem repeats), VNTR (variable number of tandem repeats).
Trong nghiên cứu này, Lipkin và các đồng nghiệp đã xem xét những con chuột được tiêm vắc-xin (liên quan đến hội chứng Lynch) có thể kích thích phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống ung thư hay không.
Một trong những bước đầu tiên mà các nhà nghiên cứu thực hiện là phân tích khối u đường ruột từ chuột (mắc hội chứng Lynch) nhằm tìm ra đột biến trong các microsatellites mã hóa. Qua đó họ đã xác định được trong 13 microsatellites mã hóa thì có ít nhất một đột biến xảy ra ở 15% hoặc nhiều hơn trong các khối u.
Sau đó các nhà nghiên cứu đã phân tích sâu hơn nhằm xác định xem đột biến nào có thể tạo ra protein neoantigens. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra mức độ hiệu quả của 10 protein neoantigens (triển vọng nhất) trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch ở chuột. Và họ đã phát hiện ra 4 trong số các protein neoantigens được tạo ra từ các đột biến có thể gây ra các phản ứng miễn dịch có hiệu quả mạnh mẽ.
Ngoài ra, sau khi tiêm vắc - xin cho chuột mắc hội chứng Lynch, các khối u đường ruột đã giảm đi đáng kể và cải thiện khả năng sống sót, so với những con chuột không được tiêm chủng.
Ở những con chuột mắc hội chứng Lynch không được tiêm chủng, trọng lượng khối u trung bình là 61mg và tỷ lệ sống sót chung là 241 ngày.
Còn ở những con chuột được tiêm phòng, trọng lượng khối u trung bình là 31mg và tỷ lệ sống sót chung là 380 ngày.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn kết hợp tiêm vắc-xin và quản lý thuốc chống viêm (không steroid) Naproxen cũng cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót so với những con chuột chỉ tiêm vắc-xin. Với tỷ lệ sống sót chung là 541 ngày.
Qua đó cho thấy những dữ liệu lâm sàng trong nghiên cứu rất tiềm năng, bởi vì chúng cung cấp thông tin và hỗ trợ mạnh mẽ trong việc điều tra - phát triển các chiến lược phòng ngừa miễn dịch cho bệnh nhân mắc hội chứng Lynch, Lipkin nói.
Tuy nhiên Lipkin lưu ý, đây chỉ là nghiên cứu tiền lâm sàng, vì thế vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi chúng ta xác định chiến lược này có thể ngăn ngừa ung thư ở bệnh nhân mắc hội chứng Lynch.