Thói quen dậy sớm giúp giảm nguy cơ dẫn đến ung thư vú
Những phụ nữ thường có thói quen dậy sớm sẽ có hoạt động thể chất tốt hơn so với những phụ nữ thường xuyên thức khuya, qua đó cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú có nguy cơ thấp hơn, theo nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị Ung thư NCRI 2018 ngày hôm nay.
Nghiên cứu khảo sát hơn 100.000 phụ nữ về giấc ngủ của con người có thể góp phần vào sự phát triển ung thư vú hay không, qua đó tìm thấy một số bằng chứng về mối liên hệ nhân quả giữa ngủ lâu và ung thư vú.
Tiến sĩ Rebecca Richmond, một nghiên cứu viên trong Chương trình dịch tễ học ung thư tích hợp tại Đại học Bristol, Vương quốc Anh và các đồng nghiệp đã xem xét dữ liệu từ 180.215 trường hợp đang theo dự án Biobank của Anh và 228.951 trường hợp là một phần của nghiên cứu liên quan đến bộ gen của ung thư vú do Hiệp hội Hiệp hội Ung thư Vú quốc tế (BCAC) thực hiện, đây được xem là sự tập hợp lớn nhất về dữ liệu di truyền ở phụ nữ bị ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các biến thể di truyền liên quan đến thói quen dậy sớm của phụ nữ vào buổi sáng hoặc thường xuyên thức khuya buổi tối, thời gian ngủ và mất ngủ, được xác định trước đây bởi ba nghiên cứu liên quan đến hệ gen của dự án Biobank gần đây ở Anh, và họ đã nghiên cứu xem liệu những đặc điểm về giấc ngủ có phải là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú hay không, cô nói.
Thói quen dậy sớm giúp giảm nguy cơ dẫn đến ung thư vú.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp gọi là 'Mendelian randomisation', qua đó sử dụng các biến thể di truyền có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như các đặc điểm về giấc ngủ, qua đó điều tra xem chúng có liên quan đến căn bệnh trên hay không.
Phân tích ngẫu nhiên Mendelian, bao gồm dữ liệu của 122.977 trường hợp ung thư vú từ BCAC và 105.974 phụ nữ bình thường (nhóm tiêu chuẩn), kết quả cho thấy những người có thói quen dậy sớm vào buổi sáng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú 40% so với những người thường xuyên thức khuya. Và phân tích trên cũng phát hiện ra rằng những phụ nữ ngủ lâu hơn 7 đến 8 giờ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 20% mỗi giờ ngủ.
Phân tích dữ liệu thu được từ phụ nữ tham gia dự án Biobank của Vương quốc Anh (2.740 trường hợp ung thư vú mới và 149.064 kiểm soát), cho thấy kết quả tương tự và thói quen dậy sớm vào buổi sáng có thể giảm nguy cơ ung thư vú tới 48%. Từ những dữ liệu này cho thấy khoảng 1/100 người sẽ phát triển ung thư vú nếu họ dậy sớm vào buổi sáng. Tuy nhiên hiện nay có rất ít bằng chứng cho thấy sự kết hợp với chứng mất ngủ hoặc thời gian ngủ có nguy cơ gây ra ung thư vú trong nghiên cứu này.
Tiến sĩ Richmond nói: Chúng tôi mong muốn làm thêm nhiều nghiên cứu về các hoạt động qua đó củng cố các kết quả này, vì những thông tin thu thập được dựa trên các câu hỏi liên quan đến thói quen dậy sớm vào buổi sáng hoặc thức khuya vào buổi tối. Nói cách khác, có thể đây không phải là trường hợp cứ thay đổi thói quen thì sẽ tránh được nguy cơ ung thư vú, và kết quả cho thấy nó có thể phức tạp hơn các nhà nghiên cứu suy nghĩ.
Tuy nhiên, thói quen dậy sớm vào buổi sáng có thể đem lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú trong nghiên cứu này là phù hợp với các nghiên cứu trước đây qua đó làm nổi bật vai trò của việc thường xuyên thức khuya làm việc có thể là yếu tố nguy cơ gây ra ung thư vú.
Không những thế các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe như thời gian ngủ tăng lên và phân đoạn giấc ngủ có thể gây ra căn bệnh trên, được đánh giá bằng cách sử dụng các đo lường khách quan về giấc ngủ thu được từ màn hình chuyển động của khoảng 85.000 người tham gia Biobank ở Anh.
Phương pháp ngẫu nhiên Mendelian được áp dụng trong nghiên cứu này đặc biệt hữu ích trong việc xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh vì các biến thể di truyền được xác định liên quan đến các đặc điểm giấc ngủ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài hoặc môi trường nào, và do đó có thể được sử dụng để xác định đến các mối quan hệ nhân quả.
Các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện của họ có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách và sử dụng lao động. Tiến sĩ Richmond cho biết: Những phát hiện tiềm năng này có thể thay đổi các chính sách liên quan qua đó thay đổi những ảnh hưởng xấu đến thói quen ngủ nói chung nhằm cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Tiến sĩ Richmond và các cộng sự đang lên kế hoạch điều tra về các tác động khác nhau của đặc điểm giấc ngủ đối với nguy cơ phát triển ung thư vú. Bà nói: Chúng tôi muốn sử dụng dữ liệu di truyền từ những quần thể lớn qua đó có thể tìm hiểu thêm về những gián đoạn ở đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể có thể góp phần vào nguy cơ ung thư vú như thế nào.
Bà Cliona Clare Kirwan, thuộc trường Đại học Manchester, là thành viên của NCRI Breast Clinical Studies Group và không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết: Đây là những phát hiện thú vị cung cấp thêm bằng chứng về cách đồng hồ sinh học của con người và sở thích giấc ngủ tự nhiên có liên quan đến sự xâm nhập của ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu biết rằng những người có thói quen làm việc thường xuyên vào ban đêm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến tinh thần và dẫn tới thể chất ngày càng tồi tệ hơn. Vì thế nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy việc bị gián đoạn giấc ngủ có thể đóng vai trò trong việc phát triển ung thư vú. Việc sử dụng ngẫu nhiên Mendelian trong nghiên cứu này cho phép các nhà nghiên cứu kiểm tra được những ảnh hưởng đối với ung thư vú bằng cách xem xét những biến thể của các gen cụ thể có liên quan đến các đặc điểm giấc ngủ. Điều này có thể giúp các nhà nghiên cứu tránh đưa ra các kết luận gây nhầm lẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhầm lẫn khác.