Thời gian là tất cả: Thế giới đang chuẩn bị để chống lại sự lây lan của vi rút mới

Thời gian là tất cả: Thế giới đang chuẩn bị để chống lại sự lây lan của vi rút mới

Sự hạn chế đi lại có quy mô lớn ở Trung Quốc, sự kiểm tra cẩn thận tại từng nhà, việc cách ly nghiêm ngặt và đóng cửa toàn thành phố đã mang lại một khoảng thời gian quý báu cho thế giới để có sự chuẩn bị cho sự lây lan của vi rút mới trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên, với sự bùng phát vi rút đáng lo lắng đang nổi lên tại Ý, Hàn Quốc và Iran, các viên chức y tế ở Mỹ vào hôm thứ ba cho biết, vi rút lây lan là điều không thể tránh khỏi, nhưng nó sẽ ngày một lan rộng hơn ở Mỹ, câu hỏi đặt ra là: Thế giới có sử dụng khoảng thời gian quý báu mà Trung Quốc đem lại một cách khôn ngoan và sẵn sàng cho một đại dịch tiềm tàng hay chưa?

“Đây không phải câu hỏi tập trung nhiều vào điều này có xảy ra hay không, mà chính xác câu hỏi này nhắm vào khi nào điều này xảy ra và bao nhiêu người dân tại đất nước này sẽ bị nhiễm bệnh nghiêm trọng”, Tiến sĩ

Nancy Messonnier

thuộc trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ cho hay.

Một số quốc gia ban hành chính sách giá trần đối với khẩu trang để ngăn chặn sự chênh lệch giá, trong khi đó các quốc gia khác sử dụng loa phóng thanh trên xe tải để thông báo đến người dân. Tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác các viên chức y tế công cộng bắt đầu viết những chỉ dẫn về dịch bệnh và tranh luận về khả năng đóng cửa trường học, làm việc từ xa và hủy bỏ các sự kiện.

Các quốc gia có thể còn phải làm nhiều hơn thế: Đào tạo hàng trăm công nhân để theo dõi tình trạng lây lan của vi rút từ người sang người và lên kế hoạch trưng dụng cho quận đội tất cả các phòng của bệnh viện hoặc thậm chí là tất cả các bệnh viện, Tiến sĩ

Bruce Aylward

, Đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới tại Trung Quốc cho biết, từ một báo cáo ngắn gọn vào thứ ba về những gì ông thu thập được từ nhóm các nhà khoa học quốc tế do ông lãnh đạo, họ vừa trở về gần đây.

Quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Bruce Aylward

Quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Bruce Aylward

“Thời gian là tất cả trong cơn dịch này. Từng ngày trôi qua sẽ tạo nên sự khác biệt với một căn bệnh như thế này”,

Aylward

nói.

Bác sĩ

Anthony Fauci

, Giám đốc của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ về bệnh truyền nhiễm cho biết thế giới đang “bấp bênh, rất rất gần” với đại dịch. Ông thừa nhận những biện pháp của Trung Quốc với căn bệnh này đã cho các quốc gia khác một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, chuẩn bị.

Trung Quốc đã cấm cửa 10 triệu công dân và các quốc gia khác cũng áp đặt, giới hạn quyền đi lại, du lịch của nước này, điều này giúp giảm thiểu số người cần kiểm tra sức khỏe hay cách ly ngoài quốc gia Châu Á này.

Điều mà Trung Quốc làm để phòng ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh “thực sự cho chúng ta thời gian để bỏ qua những kế hoạch chuẩn bị cho đại dịch và sẵn sàng cho những việc chúng ta phải làm”,

Fauci

cho biết. “Và chúng tôi thực sự khá thành công bởi vì những trường hợp liên quan đến du lịch đã được xác định, cách ly” và những người mà họ tiếp xúc đều trong tình trạng theo dõi.

Chính vì chưa có vắc xin cũng như thuốc chữa, sự chuẩn bị chủ yếu cho dịch bệnh này được gọi là “giữ khoảng cách với xã hội” nhằm hạn chế nguy cơ lây lan của vi rút.

Điều đó đã diễn ra tại nước Ý vào tuần này. Với các ca nhiễm không ngừng tăng lên, chính quyền đã giới hạn lễ hội Venice Carnival nổi tiếng và đóng cửa nhà hát Opera La Scala của Milan. Ở Nhật Bản, Thủ tướng

Shinzo Abe

kêu gọi các công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà, bên cạnh đó cuộc thi Tokyo Marathon và các sự kiện công cộng khác dự kiến sẽ được tổ chức trong những tuần tới đều bị hủy bỏ.

Phần còn lại của thế giới đã sẵn sàng chưa?

Ở Châu Phi, ba phần tư các quốc gia đã có kế hoạch cho đại dịch, nhưng hầu hết những kế hoạch này đều không phù hợp với tình hình hiện tại, các tác giả của một nghiên cứu mô hình được công bố vào tuần trước trên tạp chí y khoa The Lancet cho hay. Tuy nhiên, tin tốt là các quốc gia Châu Phi kết nối nhiều với Trung Quốc qua đường hàng không như Ai Cập, Algeria và Nam Phi cũng đã có các hệ thống y tế được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất.

Tại những nơi khác, Thái lan cho biết họ sẽ mở các phòng khám đặc biệt để kiểm tra những người có triệu chứng giống cúm để có thể phát hiện sớm nhất các ca nhiễm. Sri Lanka và Lào áp đặt giá trần với các sản phẩm khẩu trang, Ấn Độ hạn chế xuất khẩu các thiết bị bảo vệ cá nhân.

Bộ y tế Ấn Độ bố trí các hướng dẫn từng bước phòng dịch để truyền tải bền vững một cách ngăn ngừa dịch bệnh và sẽ được lưu hành tại 250.000 hội đồng lãng xã, đây là những đơn vị cơ bản nhất của chính quyền đất nước.

Việt Nam đang sử dụng video ca nhạc trên các phương tiện truyền thông để truyền tải các thông điệp đến công chúng. Ở Malaysia, loa phóng thanh trên xe tải sẽ truyền thông tin qua các tuyến đường. 

Ở Châu Âu, các những gian phòng di động được lắp đặt tại các bệnh viện ở Anh để đánh giá tình trạng những người nghi ngờ nhiễm bệnh trong lúc cách ly họ với những người khác. Pháp đã tiến hành một một cuộc thử nghiệm nhanh với vi rút và chia sẻ cho các quốc gia nghèo hơn. Chính quyền Đức bắt buộc “nghi thức hắt hơi” phải đúng và Nga đang sàng lọc người dân tại các sân bay, nhà ga và những người sử dụng phương tiện đi lại công cộng.

Tại Hoa Kỳ, các bệnh viện và nhân viên cấp cứu đã luyện tập kỹ lưỡng trong nhiều năm qua cho các dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và nguy hiểm đến tính mạng con người. Những lần tập luyện ấy đã giúp các bệnh viện có khả năng điều trị cho các bệnh nhận nhiễm COVID-19, căn bệnh do vi rút gây ra.

Các bệnh viện khác cũng đang rất chú ý đến vấn đề này. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã nói chuyện với Hiệp hội các Bệnh viện Hoa Kỳ, qua đó mỗi ngày lần lượt truyền thông tin về vi rút corona đến gần 5000 bệnh viện thành viên. Các bệnh viện đang xem xét các biện pháp kiểm soát sự lây nhiễm, xem xét sử dụng giải pháp y tế từ xa để ngăn các bệnh nhân có khả năng lây nhiễm khỏi các chuyến đi không cần thiết đến bệnh viện cũng như duy trì nguồn cung cấp khẩu trang và găng tay đang dần cạn kiệt.

Hơn nữa, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã tổ chức 17 cuộc điện đàm khác nhau đến hơn 11,000 công ty và tổ chức, bao gồm: Sân vận động, trường đại học, các nhà lãnh đạo đức tin, nhà bán lẻ và các tập đoàn lớn. Cơ quan y tế Hoa Kỳ đang bàn bạc với các sở y tế thành phố, quận và tiểu bang về việc sẵn sàng hủy bỏ các sự kiện tập trung đông người, đóng cửa trường học và thực hiện các bước phòng dịch khác.

Messionnier

thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho biết vào hôm thứ 3, cô đã liên lạc với trường học để hỏi về kế hoạch giảng dạy qua internet nếu các trường học cần phải đóng cửa tạm thời, giống như một số trường đã làm vào năm 2009 khi dịch cúm H1N1 bùng phát. Cô khuyến khích các bậc phụ huynh người Mỹ làm điều tương tự và xin phép chủ của họ rằng liệu họ có thể làm việc tại nhà hay không.

“Chúng ta muốn đảm bảo rằng công chúng nước Mỹ được chuẩn bị”,

Messonnier

nói.

Các bệnh viện ở Hoa Kỳ đã chuẩn bị những gì?

“Việc đó dựa vào tập thể những người phụ thuộc vào trách nhiệm của bác sĩ và vị trí của bệnh viện. Tôi cho rằng hầu hết các bệnh viện chỉ chuẩn bị để xử lý từ 1 đến 2 trường hợp, nhưng nếu có sự lây truyền cục bộ với cường độ liên tục với nhiều ca nhiễm nữa, thì gần như chưa có bệnh viện nào có sự chuẩn bị cho sự gia tăng về số lượng bệnh nhân và đây “sự lo lắng này không hề thừa”” Bác sĩ

Jennifer Light

, một chuyên gia về bệnh truyền nhi khoa tại Đại học New York Langone ở New York, đây là những gì cô ấy viết qua một email.

Ở Hoa Kỳ, một mẫu vắc-xin đang tiến gần hơn bước đầu thử nghiệm an toàn trên người, Tập đoàn

Moderna

đã bàn giao liều thử nghiệm cho viện Nghiên cứu Sức Khỏe Hoa Kỳ. Một số công ty khác cho hay họ cũng có các mẫu vắc-xin và sẽ được thử nghiệm trong vòng vài tháng nữa. Tuy nhiên, ngay cả khi những nghiên cứu đầu tiên an toàn, có dấu hiệu khả quan, các chuyên gia tin rằng sẽ mất ít nhất một năm để có thể ứng dụng vắc-xin một cách rộng rãi. Việc này sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với năm 2009, trong đại dịch cúm H1N1, các nhà khoa học chỉ cần điều chỉnh các vắc-xin cúm thông thường đã có sẵn, chứ không phải bắt đầu từ con số 0 như đại dịch hiện nay.

Người đứng đầu tổ chức Y tế thế giới,

Tedros Adhanom Ghebreyesus

cho biết một chi nhánh của cơ quan y tế Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã xác định tỷ lệ tử vong từ 2% đến 4% tại thành phố Vũ Hán - trung tâm của vi rút và 0,7% ở các nơi khác.

Thế giới “đơn giản là chưa sẵn sàng”,

Ayward

của Tổ chức Y tế thế giới cho hay. “Chúng ta có thể sẵn sàng rất nhanh, nhưng chúng ta phải có một sự thay đổi lớn trong cách suy nghĩ.”

Aylward

khuyên các quốc gia nên làm “những điều thiết thực” ngay từ bây giờ để sẵn sàng. 

Trong số đó: Bạn có hàng trăm công nhân xếp thành hàng và được đào tạo để theo dõi các mối quan hệ của người nhiễm bệnh hay bạn sẽ huấn luyện , đào tạo họ sau khi họ đã tập hợp đầy đủ

Bạn có thể quản lý toàn bộ các phòng bệnh hay thậm chí toàn bộ các bệnh viện để cách ly bệnh nhân?

Các bệnh viện có mua máy thở và kiểm tra nguồn cung cấp oxy hay không?

Các quốc gia phải cải thiện năng lực kiểm tra và các hướng dẫn để các nhân viên y tế biết được khách du lịch nào cần phải được kiểm tra khi số quốc gia nhiễm dịch ngày một tăng lên, chuyên gia xử lý các tình huống khẩn cấp của Đại học Johns Hopkins, bà

Lauren Sauer

cho hay. Bà đã chỉ ra cách mà Canada chẩn đoán du khách nhiễm COVID-19 đầu tiên đến từ Iran, trước đó nhiều quốc gia thậm chí cân nhắc thêm Iran vào danh sách nguy hiểm.

Nếu căn bệnh này lan rộng trên toàn cầu, mọi người có khả năng phải chịu ảnh hưởng từ nó, bà

Nancy Foster

, Phó chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ cho biết. Thậm chí những người không bị nhiễm bệnh cũng cần phải giúp bạn bè và gia đình cách ly và hoãn các cuộc kiểm tra sức khỏe của họ.

“Sẽ có rất nhiều người bị nhiễm ngay cả khi họ chưa bao giờ bị bệnh trước đây”, bà cho hay.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...