Thịt đỏ nóng hổi: Công thức sai lầm cho bệnh tim mạch

Thịt đỏ nóng hổi: Công thức sai lầm cho bệnh tim mạch

Từ MasterChef cho đến MKR, những đầu bếp lừng dang nhất trên thế giới đã dạy chúng ta cách nướng và áp chảo thịt một cách hoàn hảo. Nhưng trong khi các chuyên gia đang mải mê theo đuổi hương vị, nghiên cứu mới từ Đại học Nam Úc cho rằng quá trình caramen hóa ở nhiệt độ cao có thể có hại cho sức khỏe.

Được thực hiện với sự hợp tác của Đại học Quốc gia Gyeongsang, nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiêu thụ thịt đỏ đã qua chế biến làm tăng hợp chất protein có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các biến chứng ở bệnh tiểu đường.

Nhà nghiên cứu của Đại học Nam Úc, Tiến sĩ Permal Deo cho biết nghiên cứu cung cấp những thông tin quan trọng về chế độ ăn uống cho những người có nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa như vậy.

Tiến sĩ Deo cho biết: "Khi thịt đỏ được áp chảo ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như nướng, quay hoặc chiên, sẽ tạo ra các hợp chất được gọi là sản phẩm Glycat hóa bền vững, còn gọi tắt là AGE, mà khi ta ăn vào, có thể tích tụ trong cơ thể và cản trở các chức năng tế bào bình thường."

"Tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng AGE cao có thể làm tăng lượng AGE hấp thụ mỗi ngày lên 25%, có nguy cơ gây xơ cứng mạch máu và cơ tim, viêm và ứng kích oxy hóa, tất cả là các dấu hiệu của bệnh lão hóa."

Được công bố trên tạp chí Nutrients, nghiên cứu đã kiểm tra tác động của hai chế độ ăn, một chế độ ăn nhiều thịt đỏ và ngũ cốc đã qua chế biến và chế độ khác ăn nhiều ngũ cốc từ sữa, các loại hạt, đậu, và thịt trắng bằng cách sử dụng các phương pháp nấu ăn hấp, luộc, hầm và chần.

Người ta phát hiện rằng chế độ ăn nhiều thịt đỏ tăng đáng kể hàm lượng AGE trong máu, cho thấy có thể góp phần gây bệnh.

Tuy có thể được phòng ngừa, bệnh tim mạch (CVD) là nguyên nhân tử vong số một trên toàn cầu. Ở Úc, bệnh này chiếm 1/5 trong số tất cả các trường hợp tử vong.

Cũng tham gia nghiên cứu này, Tiến sĩ Peter Clifton của Đại học Nam Úc cho biết dù vẫn còn câu hỏi bỏ ngỏ về sự liên quan của các sản phẩm Glycat hóa bền vững trong chế độ ăn uống và các bệnh mãn tính, nghiên cứu này cho thấy việc tiêu thụ thịt đỏ sẽ làm thay đổi mức độ AGE.

"Thông điệp khá rõ ràng: Nếu muốn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chúng ta cần cắt giảm lượng thịt đỏ tiêu thụ hoặc cân nhắc nhiều hơn về phương pháp nấu ăn.

Chiên, nướng và áp chảo có thể là những phương pháp ưa thích của các đầu bếp hàng đầu, nhưng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho những người muốn giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nếu muốn giảm nguy cơ thừa AGE, thì các bữa ăn truyền thống, được nấu chín từ từ sẽ là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe về lâu dài."

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...