Thiếu máu

Thiếu máu

Kiểm tra sức khỏe (chú ý những triệu chứng dưới đây)

- Có thường xuyên cảm thấy toàn thân mệt mỏi, không có sức không?

- Có cảm thấy lo sợ hoặc thở đứt quãng không?

- Có hiện tượng mặt trắng bệch, môi và móng tay trắng không?

- Có chán ăn và có cảm giác buồn nôn không?

- Có bị hoa mắt chóng mặt không?

- Có hay bị sốt nhẹ không?

- Móng tay có bị giòn và biến dạng không?

Nếu có những triệu chứng trên thì bạn rất có khả năng mắc bệnh thiếu máu.

Máu do tế bào máu và huyết tương tạo thành, tế bào máu chia thành 3 loại: hồng cầu, bạch cầu và platelet. Hồng cầu đảm nhiệm việc vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan tổ chức ở khắp cơ thể, oxy kết hợp với hemoglobin (một loại protein có chứa sắt trong hồng cầu) đi vào máu và chuyển đến khắp nơi trên cơ thể.

Thiếu máu là chỉ triệu chứng thiếu hồng cầu hoặc hemoglobin trong máu. Nếu hồng cầu hoặc hemoglobin (huyết sắc tố) bị thiếu hụt, không thể cung cấp oxy đến toàn bộ cơ thể, sẽ dẫn đến triệu chứng thiếu oxy ở các tổ chức, xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau.

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu rất phức tạp, hiện nay, những nguyên nhân thường gặp là dinh dưỡng không tốt, các bệnh truyền nhiễm, u, do thuốc, bệnh mang tính miễn dịch, bệnh thận, bệnh dạ dày…

Bệnh thiếu máu cũng có nhiều loại, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do quá trình tái sinh gặp trở ngại, thiếu máu kiểu Địa Trung Hải… thường gặp là thiếu máu do thiếu sắt. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng loại thiếu máu.

Bệnh thiếu máu là bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, hơn nữa, ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, bởi vậy rất dễ bị mọi người bỏ qua. Thiếu máu không phải là bệnh độc lập, có thể là biểu hiện quan trọng của một loại bệnh nào đó (đôi khi có thể là một bệnh khá phức tạp) bởi vậy, khi phát hiện ra bệnh thiếu máu, phải đi kiểm tra, tìm hiểu rõ nguyên nhân để kịp thời điều trị.

CÓ NHIỀU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH THIẾU MÁU:

 

Hồng cầu có trong máu do tủy xương tạo ra, sau đó được phóng vào trong máu. Tế bào khô tạo máu trong tủy xương có thể biến thành hồng cầu non, dưới tác dụng bổ trợ của vitamin B12, sắt… tế bào tách ra, hình thành nên hồng cầu trưởng thành, hợp thành hemoglobin trong quá trình này.

Khả năng sống bình quân của hồng cầu là khoảng 120 ngày. Hồng cầu không thể tích trữ được, khi số lượng hồng cầu bị phá vỡ tăng lên hoặc xuất hiện trở ngại hoặc bị mất quá nhiều, sẽ xuất hiện hiện tượng thiếu hồng cầu. Trong đó thường gặp nhất là thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu.

RẤT NHIỀU NGƯỜI MẮC BỆNH THIẾU MÁU KHÔNG CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG RÕ RỆT.

 

Số lượng hồng cầu và sự ổn định của nồng độ hemoglobin tùy thuộc vào lượng hồng cầu mà tủy xương tạo ra và sự cân bằng của lượng hồng cầu bị phá vỡ ở lá lách, gan. Nếu một nguyên nhân nào đó làm phá vỡ sự cân bằng này, làm giảm số lượng hồng cầu thì sẽ xuất hiện hiện tượng thiếu máu.

Triệu chứng của bệnh thiếu máu và mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau tùy vào mức độ giảm thiểu của hemoglobin và nguyên nhân gây ra thiếu máu. Nhưng do bệnh thiếu máu thường là diễn ra rất chậm, cơ thể sẽ sản sinh ra phản ứng thích nghi, bởi vậy, đôi khi bệnh thiếu máu đã phát triển đến mức độ nghiêm trọng nhưng người bệnh vẫn không ý thức được.

Do khi thiếu máu sẽ xuất hiện hiện tượng thiếu oxy , để duy trì sự sống, cơ thể sẽ sản sinh ra một loạt các phản ứng bổ trợ, ví dụ, vì để cho các cơ quan nội tạng có đủ tuần hoàn máu mà hạn chế được lượng máu chảy trong mạch máu, làm cho da trông nhợt nhạt, thiếu hemoglobin nên phải bổ sung bằng cách tăng số lần vận chuyển oxy , làm tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, xuất hiện cảm giác tim đập nhanh, thở gấp.

Niêm mạc khoang miệng, mắt, tay, móng… đều sẽ phản ánh tình trạng thiếu máu. Thiếu máu ở mức độ vừa, khi vận động cơ thể sẽ cảm thấy khó thở hoặc đau ngực, hơn nữa, do cơ thể thiếu oxy , sẽ xuất hiện hiện tượng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, khó tập trung, mệt mỏi, buồn ngủ, kém ăn, sốt nhẹ, tê chân tay…

Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, thậm chí sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn nguy hiểm đến tính mạng.

Chẩn đoán thiếu máu chủ yếu dựa vào RBC, Hb và Ht.

Mức độ thiếu máu thường biểu thị qua nồng độ hemoglobin. Sau khi kiểm tra số lượng hồng cầu (RBC), nồng độ hemoglobin (Hb) và Ht, rồi đưa ra chẩn đoán.

Với người lớn, Hb ở nam giới thấp hơn 12g/dl, phụ nữ thấp hơn 11g/dl, tức là đã mắc bệnh thiếu máu. Hb từ 9 – 11g/dl là thiếu máu nhẹ, 6 – 9g/dl là thiếu máu vừa, 3 – 6g/dl là thiếu máu nặng, thấp hơn 3g/dl là thiếu máu nghiêm trọng.

Để chẩn đoán là thiếu máu thuộc loại nào, cần phải tiến hành một số các kiểm tra như thể tích hồng cầu, bình quân hồng cầu, nồng độ hemoglobin, kiểm tra tủy xương…

ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CỦA TỪNG LOẠI BỆNH THIẾU MÁU:

Đối với bệnh thiếu máu tùy vào nguyên nhân gây bệnh có thể được chia thành 3 loại lớn, mỗi loại lại có thể phân thành vài loại nhỏ, đặc điểm và phương pháp điều trị của chúng cũng không giống nhau.

THIẾU MÁU DO CHỨC NĂNG SINH SẢN HỒNG CẦU GIẢM SÚT

Bao gồm hai trường hợp là thiếu nguyên liệu để tạo ra hồng cầu và chức năng sản xuất hồng cầu của tủy xương giảm sút. Biểu hiện chính của hiện tượng thiếu nguyên liệu là thiếu máu do thiếu sắt.

THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

 

Do thiếu sắt để hợp thành hemoglobin gây ra, chiếm khoảng 50% số bệnh nhân bị mắc bệnh thiếu máu, là loại thường gặp nhất.

Thiếu sắt có 3 nguyên nhân chính: lượng sắt đưa vào cơ thể không đủ, nhu cầu về sắt tăng cao và lượng sắt thải ra tăng cao. Lượng sắt cần thiết và đào thải ra bên ngoài ở phụ nữ thường nhiều hơn nam giới, phụ nữ bởi vậy dễ xuất hiện hiện tượng thiếu sắt hơn nam giới.

Sắt có trong thức ăn sẽ biến thành sắt 2 trong dạ dày, chủ yếu được hấp thụ ở tá tràng. Những người sau khi tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày, viêm dạ dày hoặc hấp thụ không tốt, việc hấp thụ sắt sẽ gặp phải trở ngại, rất dễ xuất hiện triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Phụ nữ mỗi kỳ kinh nguyệt mất khoảng 30mg sắt, thêm vào đó khi mang thai, sắt bị thai nhi hấp thụ, sau khi sinh, sắt theo sữa chảy ra, bởi vậy, phụ nữ cần nhiều sắt hơn nam giới cùng độ tuổi. Những trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, cùng với sự phát triển của cơ thể, lượng máu sẽ tăng lên, cũng dễ xuất hiện hiện tượng thiếu sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt có những triệu chứng thông thường của bệnh thiếu máu và còn có thể xuất hiện các triệu chứng như niêm mạc ở đầu lưỡi co lại, trở nên thô ráp, nuốt khó…

Khi điều trị thiếu máu do thiếu sắt, đầu tiên nên điều trị bắt đầu từ nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, đồng thời áp dụng phương pháp bổ sung sắt bằng thuốc, nếu có xuất huyết ở hệ thống tiêu hóa, có thể tiêm thẳng vào tĩnh mạch. Thông thường, sau khoảng 2 tháng là tình trạng thiếu máu sẽ được cải thiện, nồng độ hemoglobin sẽ khôi phục lại trạng thái bình thường, bởi vậy cần bổ sung liên tục trong vài tháng.

Yếu tố vô cùng quan trọng là phải cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt.

NHỮNG THỰC PHẨM CÓ CHỨA NHIỀU SẮT

Đó là các loại thực phẩm như: gan lợn, máu động vật, hải đới, long nhãn, rau cần, rau chân vịt, anh đào, sơn trà, thịt, dừa tươi, mía, đào, lê, tương vừng…

SẮT HỮU CƠ VÀ SẮT VÔ CƠ

Sắt có trong thực phẩm như thịt, cá các loại chủ yếu là sắt hữu cơ, sắt vô cơ có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tuy sắt hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1/6 lượng sắt được đưa vào cơ thể nhưng tỉ lệ hấp thụ của nó lại cao.

Sắt vô cơ có tỉ lệ hấp thụ thấp, sẽ hấp thụ tốt hơn nếu đi kèm với các loại thực phẩm có protein động vật hoặc vitamin C.

THIẾU MÁU DO TRỞ NGẠI TRONG VẤN ĐỀ TÁI SINH

Tủy xương tạo ra hồng cầu gặp phải trở ngại, nguyên nhân có thể được phân thành tế bào khô xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc quá trình tế bào khô phân hóa đến các cấp tế bào gặp phải trở ngại, môi trường để tủy xương hình thành nên tế bào khô xuất hiện triệu chứng bất thường… Biểu hiện là: số lượng hồng cầu, bạch cầu và platelet giảm thiểu rõ rệt.

Ngoài những triệu chứng thông thường của bệnh thiếu máu còn có các triệu chứng như chảy máu chân răng, da, lượng kinh nguyệt tăng nhiều, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm… Các triệu chứng thường diễn biến rất chậm. Việc điều trị bệnh thiếu máu do trở ngại trong vấn đề tái sinh khá khó khăn.

THIẾU MÁU DO HỒNG CẦU NON LỚN

 

Hay còn gọi là thiếu máu ác tính, nguyên nhân là do thiếu dinh dưỡng, vitamin B12 hoặc acid folic cần thiết cho hồng cầu trưởng thành. Khi thiếu những dinh dưỡng này sẽ hình thành nên những tế bào hồng cầu non lớn. Hồng cầu non lớn không thể trở thành hồng cầu trưởng thành thông thường và sẽ vỡ ra, từ đó xuất hiện hiện tượng thiếu máu.

Vitamin B12 tồn tại trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, những người có chế độ ăn uống bình thường thường không bị thiếu. Tuy nhiên, những người đã tiến hành cắt bỏ toàn bộ dạ dày hoặc những người già chức năng dạ dày đã suy yếu, không thể hấp thụ vitamin B12 một cách thuận lợi, sẽ rất dễ bị thiếu.

Acid folic tồn tại trong rau xanh, nấm, gan, những người kén ăn thường rất dễ bị thiếu.

Vitamin B12 và acid folic đều là những vitamin cần thiết hợp thành DNA trong tế bào. Khi bị thiếu, toàn bộ cơ thể sẽ có những ảnh hưởng không tốt, đặc biệt ảnh hưởng lớn nhất là ở tủy xương.

Ngoài các triệu chứng thiếu máu thông thường, bệnh còn có các triệu chứng khác về hệ tiêu hóa như: khoang miệng và đầu lưỡi bị đau, ăn không ngon, táo bón, đi ngoài… các triệu chứng về hệ thần kinh gặp trở ngại như: tay chân đau buốt và tê, đi bộ khó khăn… Bạch cầu và platelet cũng sẽ giảm thiểu rất dễ bị nhiễm trùng hoặc chảy máu.

Những người bị thiếu vitamin B12 và acid folic có thể uống thuốc hoặc tiêm để bổ sung.

THIẾU MÁU DO THẬN

 

Do bị bệnh thận mãn tính, thiếu kích thích tố sản sinh ra hồng cầu - chất tạo ra hồng cầu gây ra. Khi bị suy thận nghiêm trọng, triệu chứng thiếu máu sẽ khá rõ rệt.

Phương pháp điều trị chủ yếu là cung cấp chất tạo hồng cầu. Nếu mắc cả chứng thiếu máu do thiếu sắt thì phải sử dụng cả thuốc sắt.

THIẾU MÁU DO TẾ BÀO NON HẠT SẮT

 

Đây là bệnh thiếu máu do 1 loại tế bào non hạt sắt đặc biệt gây ra. Nguyên nhân gây ra bệnh là di truyền, uống thuốc hoặc ngộ độc chì… cũng có những nguyên nhân không rõ do bẩm sinh.

Những người mắc bệnh thiếu máu kiểu này, lượng sắt tích trữ trong cơ thể sẽ tăng lên, thường phát sinh những những triệu chứng bệnh do lượng sắt tăng cao như: trở ngại chức năng gan, sức khỏe suy kiệt, nghiêm trọng hơn còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, bệnh còn có khả năng chuyển biến thành bệnh máu trắng cấp tính.

Thiếu máu do thuốc gây ra thì phải dừng sử dụng thuốc ngay. Nếu là tính di truyền thì điều trị bằng vitamin B6, acid folic… đôi khi cũng cần phải truyền máu nhưng do người bệnh quá thừa sắt trong cơ thể nên việc truyền máu cần hạn chế ở mức thấp nhất.

THIẾU MÁU ĐỊA TRUNG HẢI

Đây là bệnh mang tính di truyền. Bệnh này chủ yếu ở các khu vực từ bờ biển Địa Trung Hải đến Ấn Độ, Đông Nam Á… nên gọi là bệnh thiếu máu Địa Trung Hải. Những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ chỉ hơi thiếu máu, không có triệu chứng gì đặc biệt, những người mắc bệnh ở mức độ nặng thì ngay khi còn nhỏ đã có thể phát bệnh.

Ngoài các triệu chứng thiếu máu thông thường, còn có thể có các triệu chứng nghiêm trọng khác như quá thừa sắt, nghiêm trọng hơn còn có thể làm suy chức năng thận.

Do sắt quá thừa nên khi truyền máu phải hạn chế ở mức độ thấp nhất. Đôi khi cần phải tiến hành cắt bỏ lá lách.

THIẾU MÁU DO HỒNG CẦU BỊ PHÁ HỦY QUÁ NHIỀU

Hồng cầu sẽ bị phá hủy sau 120 ngày và được thay thế bởi những tế bào hồng cầu mới. Khi số lượng bị phá hủy nhiều hơn số lượng được tạo ra, cơ thể cảm thấy thiếu hồng cầu, tủy xương tạo ra máu để bổ sung. Nếu không kịp bổ sung hoặc bổ sung không đủ, sẽ xuất hiện hiện tượng thiếu máu, thiếu máu do tan máu.

THIẾU MÁU DO TAN MÁU BẨM SINH

Chủ yếu phát bệnh ở giai đoạn khi còn nhỏ. Bệnh có mức độ nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện cũng khác nhau tùy từng người bệnh nhưng thường đi kèm với triệu chứng vàng da. Khi hồng cầu được đưa vào xử lý ở các cơ quan như lá lách… hemoglobin sẽ tạo ra bilirubin. Khi xuất hiện hiện tượng thiếu máu do tan máu, hồng cầu bị phá hủy quá nhiều, lượng bilirubin tăng lên, vượt quá khả năng xử lý của gan, bilirubin chưa được xử lý sẽ tích lại trong máu và xuất hiện hiện tượng vàng da.

Khi mắc bệnh viêm gan hoặc sỏi mật thì dễ bị vàng da mà bệnh thiếu máu do tan máu đôi khi lại kéo theo cả bệnh sỏi mật. Bệnh sỏi mật cũng liên quan đến sự tăng lên của bilirubin.

Sự xuất hiện của bệnh vàng da hoặc sỏi mật thường hay bị chẩn đoán nhầm là những bệnh về gan chứ không được chẩn đoán là do thiếu máu.

Bởi vậy, khi có xu hướng mắc bệnh thiếu máu mà lại xuất hiện triệu chứng vàng da, sỏi mật mãn tính thì nên cân nhắc đến khả năng mắc bệnh thiếu máu do tan máu.

THIẾU MÁU DO TAN MÁU Ở TRẺ SƠ SINH

Nguyên nhân là do nhóm máu giữa mẹ và con không tương dung. Được chia thành hai loại: có nhóm máu ABO không tương dung và có nhóm máu Rh không tương dung. Triệu chứng của nó là sau khi sinh không lâu, trẻ xuất hiện triệu chứng vàng da và thiếu máu nghiêm trọng.

Có thể tiến hành điều trị chiếu tia, uống thuốc hoặc truyền máu.

THIẾU MÁU DO TAN MÁU MANG TÍNH TỰ MIỄN DỊCH

Là bệnh thiếu máu do các kháng thể của bản thân hồng cầu gây ra. Nguyên nhân gây ra bệnh đa phần không rõ ràng.

Ngoài các triệu chứng của bệnh thiếu máu thông thường còn có thể xuất hiện các triệu chứng cấp tính như: sốt, đau bụng, đau eo, chảy máu, các triệu chứng thường lặp đi lặp lại, lúc phát bệnh lúc bình thường, diễn biến thành mãn tính.

Phương pháp điều trị thường là uống thuốc chống dị ứng hoặc áp dụng phương pháp điều trị ức chế miễn dịch. Khi bệnh tan máu xuất phát ở lá lách có thể phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ lá lách.

THIẾU MÁU DO HỒNG CẦU LỌT RA NGOÀI MẠCH MÁU.

Là bệnh thiếu máu do ở chỗ nào đó trên cơ thể bị chảy máu, lượng hồng cầu mất đi nhiều hơn so với lượng hồng cầu mà tủy xương tạo ra, gọi là thiếu máu do chảy máu.

Khi bị chảy máu nhiều do bị thương hoặc do bệnh, sẽ xuất hiện triệu chứng thiếu máu cấp tính do chảy máu. Các bệnh chảy máu mãn tính của hệ tiêu hóa như: xuất huyết do viêm dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, trĩ… cũng có thể gây ra thiếu máu.

Ngoài ra, khi bị chảy máu tại cơ quan sinh sản như: bệnh u tử cung, ung thư tử cung… ở phụ nữ cũng có thể gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

HỎI ĐÁP


Hỏi

: Làm thế nào để phòng tránh thiếu máu?

Đáp

: Chỉ cần chú ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống, bệnh thiếu máu có thể phòng tránh được. Phải cung cấp đủ chất tạo máu cho tủy xương. Sắt là một nguyên liệu chủ yếu để tạo ra hemoglobin. Bình thường, 1 người đàn ông trưởng thành cần 1 mg sắt mỗi ngày, phụ nữ trong thời kỳ sinh sản cần 1.5 – 2 mg sắt mỗi ngày, thời kỳ mang thai và cho con bú, lượng sắt cần càng nhiều.

Bởi vậy, hàng ngày nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan lợn, lòng đỏ trứng, hải đới, mộc nhĩ, nấm hương… Nên chú ý cơ cấu bữa ăn hợp lý, ví dụ như, sau bữa ăn nên ăn ít hoa quả. Trong hoa quả có chứa nhiều vitamin C, có khả năng thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt. Sau khi ăn cơm xong, uống trà đặc sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt. Ngoài ra, dùng nồi sắt để nấu thức ăn cũng có lợi cho việc phòng tránh thiếu sắt.

Acid folic và vitamin B12 cũng là những khoáng chất không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Rau tươi, hoa quả, các loại dưa, các loại đậu và các thức ăn có nguồn gốc từ thịt chứa rất nhiều acid folic, trong nội tạng động vật cũng chứa rất nhiều vitamin B12 nhưng nếu nấu ở nhiệt độ quá cao có thể làm mất trên 50% acid folic và 10 - 30% vitamin B12. Bởi vậy, phải vừa chú ý đến việc đa dạng hóa đồ ăn thức uống, lại phải chú ý cả kỹ năng chế biến, tránh nấu quá chín thức ăn.

Đồng thời, phải bảo vệ tốt “nhà máy sản xuất máu”. Có rất nhiều yếu tố mang tính hóa học hoặc vật lý có thể làm tổn thương tủy xương, bởi vậy, nên nghiêm túc tuân thủ các phương pháp bảo vệ, tuân thủ quy trình thao tác, đặc biệt không nên sử dụng các loại thuốc có hại cho chức năng tạo máu và tránh chụp chiếu X quang nếu không thực sự cần thiết.

Mất máu cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, bởi vậy, đối với những triệu chứng chảy máu do bệnh lý như: trĩ, kinh nguyệt không đều, ung thư tử cung… gây ra, phải tiến hành điều trị tích cực.


Hỏi

: Trẻ sơ sinh nếu chỉ uống sữa bò sẽ dễ bị thiếu máu, có đúng như vậy không?

Đáp

: Đúng. Trẻ em khi mới sinh có một lượng sắt nhất định lấy từ cơ thể mẹ, nhưng từ 4 - 6 tháng sau, số lượng sắt đó sẽ được dùng hết, cần phải bổ sung lượng sắt qua thức ăn. Nhưng sữa bò bán trên thị trường, mỗi 1lít chỉ chứa 0.5 - 2.0mg sắt, mà một đứa trẻ 1 tuổi mỗi ngày cần hấp thụ 6mg sắt.

Lượng sắt có trong sữa bò chỉ bằng 1/3 lượng sắt có trong sữa mẹ, tỉ lệ hấp thụ sắt trong sữa mẹ có thể đạt trên 50% nhưng tỉ lệ hấp thụ sắt trong sữa bò chỉ đạt 10%. Hơn nữa, hàm lượng canxi, phốt pho, kali trong sữa bò rất cao, những khoáng chất này đều gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt.

Bởi vậy, nếu trẻ từ sau 4 - 6 tháng chỉ được uống mỗi sữa bò mà không bổ sung thêm các thức ăn khác thì sẽ dễ xuất hiện tình trạng thiếu máu.

Thông thường, bắt đầu từ tháng thứ 4, phải dần dần cho trẻ ăn thêm bột rau và bột hoa quả. Để bổ sung lượng sắt thiếu phải thêm vào các thức ăn có chứa nhiều sắt.


Hỏi: Dùng nồi sắt để chế biến thức ăn có thể phòng ngừa được bệnh thiếu máu do thiếu sắt, có đúng như vậy không?

Đáp: Đúng. Chế biến thức ăn bằng nồi sắt có thể làm tăng lượng sắt đưa vào cơ thể, thức ăn được chế biến trong nồi sắt sẽ được tăng thêm hàm lượng sắt. Tuy nhiên, khi sử dụng nồi sắt việc khống chế lượng sắt ngấm vào thức ăn là một việc không hề đơn giản. Một mặt không thể tính toán được lượng sắt được đưa vào cơ thể thông qua những thức ăn được chế biến ở nồi sắt. Mặt khác tỷ lệ hấp thụ sắt từ nồi sắt bên trong cơ thể là khá thấp, khó có thể áp dụng làm phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Bởi vậy, khi chúng ta lựa chọn các phương pháp phòng tránh bệnh thiếu máu do thiếu sắt, tuy có thể cân nhắc đến tác dụng hữu ích của nồi sắt nhưng không nên coi đó là một phương pháp duy nhất. Phòng tránh thiếu máu chủ yếu nên dựa vào việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều sắt

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...