Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn vẫn đi khám chữa bệnh được theo cách này
Theo TS Lê Văn Khảm, Nghị định 146/2018/NĐ-CPcó hiệu lực từ 1/12/2018 có bổ sung và điều chỉnh một số trường hợp, như: Trường hợp người bệnh được cơ sở khám chữa bệnh (KCB) tuyến trên chẩn đoán và phương thức điều trị được chuyển về theo dõi quản lý, cấp phát thuốc được BHYT chi trả.
Trường hợp thứ hai, có lợi cho cả bệnh nhân và cơ sở KCB, đó là trong trường hợp cơ sở KCB chỉ cần chuyển mẫu bệnh phẩm, hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên đến cơ sở KCB khác xét nghiệm hoặc chụp X-quang hay phục hồi chức năng thì cũng được bảo hiểm chi trả thay vì trước đây, mỗi lần chuyển cơ sở KCB, vì trường hợp bất khả kháng, người bệnh phải làm lại các xét nghiệm gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh, giờ đây chỉ cần chuyển mẫu bệnh phẩm đi và vẫn được bảo hiểm chi trả.
Trường hợp người bệnh được cơ sở khám chữa bệnh (KCB) tuyến trên chẩn đoán và phương thức điều trị được chuyển về theo dõi quản lý, cấp phát thuốc được BHYT chi trả.
Một điểm nữa liên quan đến quyền lợi của người thuộc diện BHYT đó là, người đang tham gia BHYT mà thẻ hết hạn sử dụng thì vẫn được hưởng BHYT trong KCB tại các cơ sở đó, trong tối đa là 15 ngày từ khi hạn BHYT hết hạn. Điều quan trọng, trong 15 ngày đó, cơ quan BHXH sẽ có trách nhiệm thực hiện cấp, gia hạn thẻ BHYT cho người bệnh trong thời gian bệnh nhân điều trị nội trú.
Nghị định quy định quyền lợi của người đi nước ngoài lao động, trước khi đi đã tham gia BHYT, sau khi về nước, nếu tham gia BHYT trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh cũng được tính tham gia BHYT liên tục.
Hay đối tượng trong lực lượng vũ trang, cơ yếu khi nghỉ hưu hoặc chuyển ngành nếu có thời gian công tác trong quân đội, công an nhân dân hoặc tổ chức cơ yếu chưa tham gia BHYT thì cũng được tính tham gia BHYT liên tục khi chuyển ngành; và có những đối tượng được cơ quan nhà nước cử đi công tác, học tập ở nước ngoài có thân nhân (phu nhân, phu quân, con đẻ) đi theo cũng được tính tham gia BHYT liên tục.