Thay đổi lối sống có thể hạn chế nguy cơ ung thư vú
Trong di truyền học, đối với những trường hợp có mang đột biến gen BRCA, thì khả năng mắc phải ung thư vú là rất cao, bên cạnh đó sinh hoạt đời sống hàng ngày cũng có thể là yếu tố nguy cơ dẫn tới căn bệnh này.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của hàng ngàn phụ nữ để xác định các yếu tố trong sinh hoạt đời sống hàng ngày có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và được công bố trên JAMA Oncology.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được 3 bước cụ thể có khả năng ngăn ngừa tới 29% các trường hợp ung thư vú như tránh uống rượu, hạn chế béo phì và liệu pháp thay thế hormone estrogen - proestin.
Từ đó các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những khuyến nghị này có thể đem lại nhiều hữu ích cho những phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú bởi vì các yếu tố của họ không thay đổi, như di truyền, độ tuổi khi có kinh nguyệt và mãn kinh. Trên thực tế, nhiều trường hợp có chỉ số thấp, không uống rượu, hút thuốc và không dùng liệu pháp hormone nên nguy cơ mắc phải ung thư vú của họ là rất thấp.
Mặc dù vậy nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế. Chẳng hạn như, nghiên cứu chỉ xem xét dữ liệu của phụ nữ ở Hoa Kỳ chứ không phải các nhóm dân tộc khác. Tuy nhiên những thay đổi này vẫn có thể tăng cường sức khỏe tổng thể cho tất cả phụ nữ.
Để đưa ra thêm nhiều lời khuyên trên toàn cầu, Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ tuyên bố rằng lượng mỡ thừa trong cơ thể được xem là một trong những yếu tố phổ biến nhất dẫn đến nguy cơ ung thư vú của phụ nữ sau khi mãn kinh. Vì thế bất kể chỉ số khối cơ thể của phụ nữ thay đổi thì họ cần nên lưu ý (thước đo lượng mỡ cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng).
Ngoài ra, tổ chức này cũng cảnh báo rằng uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú trước khi mãn kinh và những ảnh hưởng tích cực của việc tập thể dục hàng ngày đối với những bà mẹ mới sinh, hoặc cho con bú bằng sữa mẹ.