Táo bón

Táo bón

Kiểm tra sức khỏe (chú ý có những triệu chứng dưới đây)

- Số lần đi đại tiện ít hơn 2 lần/tuần?

- Tuy mỗi ngày đều đi đại tiện nhưng vẫn có cảm giác muốn đi?

- Lượng phân quá ít, hoặc ở dạng cục, cứng?

- Quy luật đi đại tiện đột nhiên bị phá vỡ?

- Ăn uống thất thường?

- Hấp thụ một lượng lớn mỡ hoặc thịt?

- Uống quá ít nước?

- Lúc muốn đi đại tiện thì luôn nhịn không đi?

Ở phần kiểm tra trên, nếu bạn phù hợp với mục nào trong 4 mục đầu thì có khả năng bạn đã mắc bệnh táo bón; Nếu chưa đến mức như 4 mục đầu nhưng cũng có tồn tại tình trạng khác thì khả năng mắc bệnh táo bón của bạn sẽ tăng lên.

Cái gọi là táo bón tức là chỉ lượng phân trong ruột bị giữ lại quá lâu, làm cho lượng nước trong phân giảm đi, phân trở nên cứng, lượng phân ít đi. Thông thường, cứ 24 – 72 tiếng đi đại tiện 1 lần, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, nhưng không ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật.

Phân ở trong ruột quá lâu, dưới tác dụng của nhân khuẩn dạng sợi trong ruột có thể bị lên men quá mức, khiến cơ thể bị ngộ độc. Protein trong quá trình phân giải có thể sản sinh ra những chất có hại, sau khi được đưa đến gan, nếu gan không kịp giải độc thì sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng trúng độc như đau bụng, buồn nôn…

Bụng dưới có cảm giác đầy hơi là triệu chứng điển hình của bệnh táo bón. Bụng đầy hơi, hơi tích ở trong ruột ép lên ống ruột, có thể có cảm giác đau bụng, hoặc cũng có thể cảm thấy buồn nôn.

Nếu chứng táo bón gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thì có thể còn xuất hiện hiện tượng căng cơ ở vai và cổ, xơ cứng, dẫn đến đau vai, đau đầu... Ngoài ra, do quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, da sẽ dễ xuất hiện mụn hoặc bong da, mất đi vẻ mịn màng.

Khi bụng ấm ách khó chịu, đau vai, đau đầu, con người sẽ dễ bị mệt mỏi dẫn đến mất ngủ.

Quá trình hình thành phân

Phân được hình thành ở đại tràng. Đại tràng không tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, chức năng chủ yếu của nó là hấp thụ nước và chất điện giải, hình thành ra phân và bài tiết ra ngoài. Chỗ to nhất của đại tràng có đường kính từ 5 – 8cm, dài khoảng 1.5m, chia làm 3 đoạn: ruột thừa, kết tràng và trực tràng. Thức ăn sau khi được tiêu hóa và hấp thụ, phần còn thừa lại dưới dạng bột hồ được chuyển từ ruột non vào đại tràng. Ruột già sẽ vận động, hấp thụ nước và chất điện giải, chất bột hồ được chuyển thành dạng cố định, tức là phân. Thức ăn cần khoảng 5 – 10 tiếng để được hấp thụ, tiêu hóa và đưa đến phần cuối của ruột non, sau khi đến đại tràng cần từ 9 – 16 tiếng để hấp thụ nước và chất điện giải. Các vi khuẩn trong ruột sẽ lên men thức ăn hoặc làm cho thối rữa để tạo ra phân. Phân sau khi hình thành thường được tích lại ở trong kết tràng, khi được di chuyển đến trực tràng, bộ phận cảm ứng của trực tràng sẽ bị kích thích, dẫn đến cảm giác muốn đại tiện.

Các kiểu táo bón và triệu chứng bệnh

- Táo bón cấp tính do thay đổi môi trường sống.

- Táo bón đơn thuần mang tính tạm thời.

Ở những người có chế độ đại tiện bình thường hay gặp phải tình trạng táo bón tạm thời. Thông thường bệnh phát sinh ở nhóm người không ăn sáng, ăn quá ít, hoặc kén ăn. Ngoài ra, công việc quá bận rộn, uống ít nước, môi trường sống thay đổi, suy nghĩ, kinh nguyệt, mang thai… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Chỉ cần loại trừ những nguyên nhân trên thì tình trạng sẽ trở lại bình thường.

- Táo bón cấp tính

 

Chủ yếu là do các bệnh cấp tính về đường ruột và dạ dày gây ra. Triệu chứng đặc trưng của nó là kèm theo đau bụng quằn quại, nôn mửa… nên kịp thời đến ngay bệnh viện để điều trị.

- Táo bón mãn tính do không có cảm giác buồn đi đại tiện trong một thời gian dài.

 

Có thể chia thành 2 loại: táo bón theo thói quen do chức năng của ruột kém và táo bón bệnh tính do các bệnh về đường ruột. Táo bón bệnh tính chủ yếu là do các bệnh mãn tính ở các cơ quan nội tạng ở phần bụng ví dụ như vách đại tràng tự nhiên lồi ra, tạo thành kết cấu dạng túi, dù không gây ra đau đớn nhưng lại cản trở hoạt động của ruột, dẫn đến táo bón.

Táo bón do thói quen, dựa vào nguyên nhân lại có thể chia thành 3 loại: táo bón kết tràng, táo bón trực tràng và táo bón co giật.

Ăn nhiều thức ăn có chất xơ có lợi cho việc loại trừ táo bón.

 

Bệnh táo bón nên tự tìm cách giải quyết, không nên lệ thuộc vào thuốc. Chỉ cần hàng ngày chú ý một chút là có thể loại trừ bệnh táo bón. Để phòng tránh táo bón và ung thư đại tràng, nên ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ.

Tác dụng của thức ăn có chứa chất xơ:

Chất xơ là thành phần trong thức ăn mà cơ thể người không thể tiêu hóa được. Chất xơ có nhiều trong thức ăn thực vật và trong một số loại thức ăn động vật, được chia thành hai loại: chất xơ không dễ tan trong nước và chất xơ dễ tan trong nước.

Thức ăn có chất xơ qua miệng vào trong cơ thể, giống như các chất dinh dưỡng khác, nhưng nó đi qua các cơ quan tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột mà vẫn không bị tiêu hóa hấp thu, cuối cùng trở thành thành phần chính của phân, thải ra bên ngoài cơ thể.

Rất nhiều người cho rằng, thức ăn có chứa chất xơ trong dinh dưỡng gần đây mới được chú ý đến. Trên thực tế, thời đại Hi Lạp cổ đại, ở thế kỷ thứ 4 TCN, đã biết rằng bánh mì có đường mạch nha có thể phòng tránh được bệnh táo bón.

Nói thì như vậy nhưng sự quan tâm của con người đến mối quan hệ giữa thức ăn và chất xơ thì mấy chục năm gần đây mới bắt đầu.

Trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai, đoàn bác sĩ người Anh đến hoạt động ở khu vực thuộc địa Châu Phi đã phát hiện ra biểu hiện bệnh của người Châu Phi khác với người Châu  u, từ đó họ bắt đầu quan tâm đến thức ăn có chứa chất xơ.

Khi đó, tỷ lệ người mắc bệnh táo bón, xơ cứng động mạch, đái đường, ung thư đại tràng… ở Châu  u tăng cao, nhưng ở Châu Phi lại rất ít người mắc các chứng bệnh đó. Các bác sĩ cho rằng, sự khác biệt này không phải bắt nguồn từ yếu tố môi trường hay di truyền, mà là sự khác biệt trong thói quen ăn uống, đặc biệt là sự khác biệt về lượng thức ăn chứa chất xơ được đưa vào cơ thể.

Năm 1971, có người chỉ ra rằng, những người ít ăn những thức ăn có chứa chất xơ sẽ dễ mắc bệnh ung thư đại tràng. Thế là con người bắt đầu quan tâm hơn đến các loại thức ăn có chứa chất xơ.

Người phương Đông cũng như vậy, đến giai đoạn cuối của những năm 60 của thế kỷ XX, lượng thực phẩm có xuất xứ từ động vật và mỡ được đưa vào cơ thể ngày càng tăng lên, lượng thực phẩm có xuất xứ từ thực vật và động vật có vỏ được đưa vào cơ thể theo đó mà giảm đi.

Cùng với sự thay đổi của đời sống ẩm thực, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư đại tràng, đái đường, tắc cơ tim… ngày càng tăng lên, tác dụng sinh lí của thức ăn chứa chất xơ vì thế mà đã trở thành đề tài nóng bỏng được nhiều người quan tâm.

Thực phẩm chứa chất xơ có tác dụng chứa nước, tăng cường lượng phân, kích thích thành ruột, thúc đẩy quá trình bài tiết phân, từ đó mà có thể thải được các chất gây ung thư đại tràng ra bên ngoài, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.

Những thực phẩm có nhiều chất xơ:

Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ thường gặp trong cuộc sống thường nhật bao gồm các loại ngũ cốc, các loại khoai, đậu, rau xanh, nấm, tảo biển…

Đặc biệt là vỏ của những loại ngũ cốc như tiểu mạch, đại mạch... chứa rất nhiều chất xơ nhưng trong quá trình chế biến, đa phần đều đã bị làm sạch vỏ. Các loại đỗ, khoai, rau xanh đều có nhiều chất xơ.

HỎI ĐÁP

Hỏi: Nghe nói đại mạch chứa nhiều chất xơ hơn gạo, điều đó có đúng không?

Đáp: Chất xơ trong đại mạch nhiều gấp 10 lần trong gạo nhưng về tính chất của hai loại thì gần như là giống nhau. Hiện nay lượng chất xơ con người đưa vào cơ thể thiếu hụt, nguyên nhân chủ yếu là do lượng ngũ cốc đưa vào cơ thể quá ít. Lượng chất xơ có trong gạo không nhiều bởi vậy nếu chỉ dựa vào lượng chất xơ có trong gạo thì sẽ phải ăn rất nhiều cơm.

Hỏi: Mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể bao nhiêu chất xơ?

Đáp: Chất xơ không phải cứ đưa vào cơ thể càng nhiều càng tốt, nó chỉ cần một lượng thích hợp. Trên thực tế, nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chứa chất xơ trong một thời gian dài thì sẽ dễ mắc bệnh ỉa chảy, khi đó rất nhiều khoáng chất cần cho cơ thể sẽ bị đào thải ra ngoài. Lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày, đối với người lớn là 20 – 25g, nhưng trung bình hiện nay mọi người mới chỉ đạt được khoảng 16g/ngày. Những người có tỉ lệ đường trong máu cao phải đạt mức 30 – 35g/ngày.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...