Tâm trạng căng thẳng đột biến cũng gây bệnh tật
Một câu chuyện đập muỗi dẫn tới cao huyết áp.
Tâm trạng ổn định hết sức quan trọng, liên quan mật thiết tới phát sinh bệnh tật.
Tâm trạng bất ổn rất dễ gây bệnh
Xin kể với các bạn một câu chuyện như sau: Có ông nọ khoảng hơn 60 tuổi đi Thâm Quyến du lịch, đến tối, khi chuẩn bị lên giường nghỉ, bỗng phát hiện trong phòng có muỗi, liền tìm cách đánh chết chúng. Ông ấy quên rằng mình không còn trẻ, muỗi đâu phải dễ đập? Ông đập mãi tới hừng sáng ngày mai, cuối cùng cũng tiêu điệt được con muỗi, ông định nằm nghỉ, nhưng không tài nào ngủ được, vì có thói quen dùng thuốc hạ huyết áp, ngày thường huyết áp khoảng 120, giờ này kiểm tra, mới phát hiện huyết áp tăng lên tới 196, chao ôi, chênh lệch hơn 76. Bác sĩ dặn ông nên tăng liều thuốc gấp đôi khi huyết áp tăng cao, nhưng giờ đây tăng tới gấp 8 vẫn không thấy hiệu quả. Đành phải nhập viện. Bác sĩ cho vô nước biển mới hạ thấp huyết áp, may mà chưa xuất huyết não, song máu mũi vẫn chảy ròng ròng.
Tâm lý bất ổn thật dễ gây tai nạn phải không các bạn?
Hãy chú ý ổn định tâm lý, vì đây là điều hết sức quan trọng. Tuy chưa hẳn ai cũng chịu tác động bởi nguyên nhân này. Nhưng nhìn chung, bệnh tật ở một mức độ nào đó cũng chịu ảnh hưởng rất lớn về tâm lý.
Tâm lý ổn định tốt cho sức khỏe
Một người bệnh trầm trọng chỉ vì biết ổn định tâm lý, cuối cùng cũng lành bệnh và quay về cuộc sống bình thường.
Tâm lý ổn định cũng có lúc giúp đẩy lùi bệnh tật, cứu nguy mạng sống.
Câu chuyện đi thăm Thiên An Môn: Ở Đông Bắc có người bệnh 38 tuổi, anh thấy đau ở vùng gan, đi siêu âm phát hiện vùng gan có khối u, bác sĩ chẩn đoán đó là ung thư gan, khối u 7cm, đã di căn. Toàn thân anh mềm nhũn vì sợ, về nhà mất ăn mất ngủ, suy đi nghĩ lại, thấy con mình chỉ mới 8 tuổi, nếu mình chết đi ai chăm sóc cho nó? Sáng sớm mai cảm thấy cơn đau hành hạ càng thêm nặng. Bác sĩ nói với anh rằng, vô phương cứu chữa, muốn làm gì ăn gì cứ việc theo sở thích, hãy sống tốt những ngày còn lại! Anh về nằm liệt giường, chỉ còn da bọc xương, chủ tịch công đoàn tới thăm, hỏi: “Tâm nguyện cuối cùng của anh là gì, hãy nói ra, chúng tôi sẽ giúp anh toại nguyện.” Anh nói: “Tôi cảm thấy đáng tiếc nhất là chưa lần nào đến thăm quảng trường Thiên An Môn, nếu được tới đó một lần dù có chết tôi cũng cam lòng.” Chủ tịch công đoàn suy nghĩ một hồi, quyết định cử bốn thanh niên khiêng anh ta lên xe lửa đi thăm Thiên An Môn.
Trên chuyến đi, có một anh đề xuất, đã có mặt ở Bắc Kinh, sao không tranh thủ tìm xem có bác sĩ nào giỏi xem còn khả năng cứu vãn chăng? Thế là họ tìm tới một bệnh viện, trong đó có vị giáo sư già là bạn học của tôi, suốt đời chuyên làm ở khoa siêu âm. Ông đã kiểm tra hết sức cặn kẽ cho anh bệnh nhân này. Và thốt lên một kết quả làm mọi người vô cùng kinh ngạc:
- Anh chẳng bị bệnh gì cả!
- Chao ôi, không có lý nào, tôi đau ở gan, đau muốn chết đi được!
- Ồ, đó là ám ảnh do tâm lý sợ hãi mà thôi.
Nhiều người cũng bị u nang như anh, nếu bác sĩ siêu âm không kỹ sẽ rất dễ chẩn đoán nhầm là ung thư, khiến bệnh nhân lo lắng, cuối cùng bị khủng hoảng tinh thần, vô phương cứu chữa. Thật ra, họ chẳng có bệnh gì cả.
Nghe lời giải thích của bác sĩ, bốn chàng thanh niên liền nghĩ là anh ta vốn dĩ không bị bệnh thì đâu cần chúng ta khiêng nên quăng lấy cáng bỏ đi mất. Bác sĩ nói: “Tôi viết giấy chứng nhận sức khỏe cho anh, tôi sẽ chịu trách nhiệm về sự đảm bảo của mình”. Đến lúc này, anh mới dám tin là mình khỏe mạnh, sau khi quay về Đông Bắc, anh ăn uống bình thường, đi làm trở lại. May mà anh ấy có lòng tin nơi bác sĩ, nếu không chắc đã thành đống tro tàn mất rồi!