Tại sao trẻ dễ mắc bệnh ly nhiễm độc?

Tại sao trẻ dễ mắc bệnh ly nhiễm độc?

Lỵ nhiễm độc là thể đặc biệt và nghiêm trọng của bệnh lỵ trực khuẩn. Khởi bệnh gấp, tình thế khẩn cấp, thường xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng ở hệ thần kinh như sốt cao, co giật, hôn mê trước khi có triệu chứng đường tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy. Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ 2 -7 tuổi dễ mắc bệnh lỵ nhiễm độc hơn người lớn. 

Việc mắc bệnh lỵ nhiễm độc không liên quan đến chủng loại, số lượng và độc tố của trực khuẩn lỵ nhiễm phải, mà phụ thuộc vào cơ địa của từng người, tức chủ yếu do cường độ phản ứng của cơ thể đối với độc tố của trực khuẩn lỵ quyết định. Người nhạy cảm cao đối với độc tố trực khuẩn lỵ thì độc tố dễ bị hấp thu, gây phản ứng mạnh, dẫn đến co mạch máu nhỏ (bao gồm mạch máu nhỏ trong não, trong phổi) toàn thân, gây trục trặc tuần hoàn mạch máu nhỏ. Dưới sự kích thích của độc tố trực khuẩn lỵ, mạch máu tăng cường phóng thích chất hoạt tính, khiến mạch máu nhỏ toàn thân co mạnh hơn, nội tạng ứ máu, lượng máu tuần hoàn giảm.

Hơn nữa, do tính thẩm thấu của thành mạch máu tăng, máu thấm ra ngoài, lượng máu tuần hoàn hữu hiệu tiếp tục giảm, gây choáng. Do trục trặc tuần hoàn khiến mô não và mô toàn thân thiếu máu, thiếu oxy dẫn đến nhiễm độc axit thứ phát, mô não úng thuỷ, xuất hiện triệu chứng thần kinh. Do hệ thần kinh của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, phản ứng với độc tố trực khuẩn lỵ tương đối cao cho nên dễ mắc bệnh lỵ nhiễm độc.
 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...