Tại sao trẻ dễ mắc bệnh giun đũa?
Khi điều tra đại trà về ký sinh trùng đường ruột, người ta phát hiện thiếu niên, nhi đồng, nhất là những em sống ở nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun đũa rất cao, có nơi lên đến 80 -90%.
Tại sao trẻ mắc bệnh giun đũa cao như vậy? Vì bệnh giun đũa lây nhiễm qua đường miệng. Tỷ lệ mắc bệnh cao có liên quan đến thói quen sống không tốt.
Ví dụ, trước khi ăn và sau khi đại tiện, phải rửa sạch tay, không ăn, rau sống, phải ăn chín uống sôi. Nhưng trẻ em thường không làm được như vậy. Trẻ thường tuỳ tiện dùng tay bẩn bốc thức ăn để ăn. Nông thôn trồng mía, dưa chuột..., trẻ thường chưa rửa sạch đã ăn. Các loại cây, quả này thường nhiễm trứng giun trong đất, cho nên vào mùa thu hoạch hoa màu, tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em nông thôn tăng rất cao.
Bệnh giun đũa còn liên quan đến nguồn nước. Nông thôn thường xuyên sử dụng nước sông, suối nhiễm trứng giun. Ngoài ra, tình trạng lây bệnh cũng liên quan đến khí hậu. Mùa khô hạn nhiều gió, gió thổi lùa trứng giun dưới đất bay lên, cũng dễ gây nhiễm. Trẻ em thích nghịch đất, không có thói quen cắt ngắn móng tay, hay ăn những thực phẩm chưa được rửa sạch. Do đó việc giáo dục trẻ luyện thói quen giữ vệ sinh ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết.