Tại sao trẻ bị lồng ruột?
Lồng ruột là một trong các chứng đau bụng cấp thường gặp ở trẻ nhỏ, nhiều nhất là ở trẻ từ 4 - 10 tháng tuổi. Theo thời gian, tỷ lệ mắc bệnh giảm dần. Đa số trẻ bị lồng ruột đều là nguyên phát, chỉ có chừng 2 - 8% số ca bệnh là thứ phát. Do nhu động ruột co bóp không bình thường, cơ vòng ruột xảy ra co thắt cục bộ liên tục, đoạn gần ruột nhu động mạnh, dần dần đẩy đoạn ruột co thắt vào trong lòng ruột xa hơn. Nguyên nhân dẫn đến lồng ruột thường do:
1. Đặc điểm giải phẫu:
hồi tràng, manh tràng của trẻ sơ sinh chưa cố định hoàn chỉnh, khiến độ dao động lớn, dễ xảy ra lồng ruột.
2. Rối loạn nhu động ruột:
khi trẻ bị sốt, tiêu chảy hoặc thay đổi ăn uống đều có thể dẫn tới làm mất điều hoà nhu động ruột.
3. Nhiễm giun đũa:
giun đũa có thể kích thích làm rối nhu động ruột, gây lồng ruột.
4. Nhiễm virus bệnh:
Khi nhiễm virus bệnh, mô bạch huyết thành ruột hồi tràng, manh tràng tăng sinh dạng viêm, hạch bạch huyết ruột lân cận cũng sưng to, ép vào ruột, hơn nữa khi nhiễm virus, chức năng vận động của ruột bị rối loạn, dễ dẫn đến lồng ruột.