Tại sao trẻ bị bệnh béo phì?

Tại sao trẻ bị bệnh béo phì?

Nếu trọng lượng của trẻ vượt quá 20% trọng lượng bình quân của các trẻ cùng giới, cùng tuổi thì là bị béo phì, vượt 20-30% là béo phì độ nhẹ, vượt 30-50% là béo phì độ vừa, vượt trên 50% là béo phì nặng. Ví dụ, trọng lượng cơ thể bình quân của bé trai một tuổi là 10kg, nếu là 12,1 kg đã là béo phì. Nguyên nhân dẫn đến chứng béo phì ở trẻ em có liên quan các nhân tố sau: 

1. Dinh dương quá dư thừa: hiện nay hầu hết các gia đình đều ít con, điều kiện kinh tế lại tốt hơn trước nhiều, đa số các bậc cha mẹ sợ con thiếu dinh dưỡng nên ra sức cho con ăn hết thứ này, thứ nọ, đắt mấy cũng mua bằng được, khiến năng lượng trong cơ thể trẻ quá dư thừa, chuyển hóa thành mỡ gây béo phì. Hoặc cách thức cho trẻ ăn uống không phù hợp, hễ trẻ quấy khóc liền cho bú, lâu dần thành quen, ăn quá nhiều dẫn đến béo phì; hoặc cho trẻ ăn thức ăn rắn, nhiệt lượng cao quá sớm, khiến trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh dẫn đến béo phì. 

2. Hoạt động quá ít: trẻ không thích hoạt động sẽ dẫn đến béo phì. Khi đã quá mập, đi lại khó khăn càng không muốn hoạt động, khiến trọng lượng cơ thể càng tăng mạnh, tạo ra tuần hoàn xấu: không thích hoạt động —> dẫn đến béo phì —> càng không thích hoạt động. 

3. Yếu tố di truyền: bệnh béo phì có khuynh hướng di truyền gia tộc nhất định. Bố mẹ béo phì thì 70% con cái có khả năng béo phì, bố hoặc mẹ béo phì thì 40% con cái có khả năng mắc chứng béo phì. Trẻ sinh đôi một trứng thì tỉ lệ mắc bệnh này càng cao.
 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...