Tại sao tiêu chảy dễ dẫn đến mất nước, nhiễm độc axit?
Khi bị tiêu chảy, niêm mạc ruột non bị tổn thương, ảnh hưởng đến việc hấp thu nước và chất điện giải. Áp lực thẩm thấu trong ruột tăng lên, khiến lượng lớn nước trong máu phải vào đây, dẫn đến tiêu chảy thể thẩm thấu. Lúc này, cơ thể mất lượng lớn nước, khi lượng nước mất vượt quá 5% trọng lượng cơ thể thì cơ thể không thể bù đắp, xuất hiện hàng loạt triệu chứng rối loạn chức năng, lâm sàng gợi là mất nước.
Nhiễm độc axit thường xảy ra trên cơ sở mất nước. Mất nước càng nặng thì nhiễm độc axit cũng càng nặng, mà đa phần là nhiễm độc axit dạng trao đổi chất. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc axit khi tiêu chảy là do lượng lớn chất kiềm bị thải ra theo phân, ăn vào ít, nhiệt lượng hấp thu không đủ, oxy hoá chất béo trong cơ thể tăng, sinh ra nhiều xeton, làm mất cân bằng axit - kiềm. Khi mất nước thì lượng máu giảm, máu đặc, mô thiếu oxy dẫn đến tích trệ axit lactic. Khi bị mất nước, bệnh nhân sẽ đi tiểu ít, chất axit trong cơ thể không được thải ra, dẫn tới nhiễm độc axit.