Tại sao thời kỳ đầu của bệnh lỵ chỉ tiêu chảy, sau mới đại tiện ra máu, mủ?
Trẻ bị bệnh lỵ trực khuẩn, khi mới khởi bệnh xuất hiện tiêu chảy, rất dễ nhầm với viêm ruột cấp. Đến khi trẻ đại tiện ra phân lẫn máu, mủ, cây phân phát hiện trực khuẩn lỵ mới chẩn đoán chính xác. Tại sao có hiện tượng này?
Trực khuẩn lỵ sau khi qua miệng vào đường tiêu hoá của cơ thể người, ở trong dạ dày sẽ bị axit dạ dày tiêu diệt. Nhưng nếu sức đề kháng của cơ thể giảm hoặc rối loạn chức năng đường ruột, trực khuẩn lỵ có thể đi qua dạ dày, xuống sinh sôi nảy nở ở ruột non và phóng thích ra chất độc trong, kích thích thành ruột khiến tính thẩm thấu của ruột tăng gây tiêu chảy. Chất độc bị hấp thu vào máu sẽ bài xuất qua niêm mạc đại tràng, khiến đại tràng bị kích thích và gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm, xung huyết, phù nề, loét mưng mủ, và liên tục bong tróc, tế bào bạch cầu và dịch niêm mạc ruột thẩm thấu ra hình thành phân lẫn máu mủ xả ra ngoài.