Tại sao lại mất cân bằng vi khuẩn đường ruột?
Trong môi trường tự nhiên mà chúng ta sinh sống chỗ nào cũng đều có vi sinh vật. Đường ruột của con người thông với bên ngoài, vì thế trong ruột cũng có nhiều vi sinh vật sống bám. Vi sinh vật (hoặc gọi nhóm vi khuẩn) tồn tại bình thường trong đường ruột chủ yếu có trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn sinh khí, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn uốn ván, trong đó, vi khuẩn có ích lên tới trên 95%, chúng hỗ trợ sự sống của con người bằng nhiều hình thức và con đường khác nhau, vi khuẩn độc hại chỉ chiếm số ít.
Trong tình hình bình thường, cơ thể con người có sức đề kháng nhất định, thích ứng với nhóm vi khuẩn trong ruột, duy trì trạng thái cân bằng. Các vi sinh vật của nhóm vi khuẩn trong ruột cũng dựa vào nhau, kiềm chế nhau, giữ cân bằng động. Cho nên, mặc dù tồn tại nhiều vi sinh vật đường ruột nhưng không gây bệnh. Chỉ trong các trường hợp sau, sự cân bằng trạng thái động của nhóm vi khuẩn bình thường bị phá hoại mới gây bệnh.
* Sự cân bằng giữa nhóm vi khuẩn bình thường đường ruột với cơ thể bị phá hoại: khi cơ thể quá mệt mỏi, suy nhược, hoặc mắc bệnh mạn tính, sức đề kháng giảm, không không chế được nhóm vi khuẩn đường ruột, vị trí ký sinh của vi khuẩn chuyển dịch, gây ra bệnh, như trực khuẩn đại tràng di chuyển đến đường hô hấp gây viêm phổi do trực khuẩn đại tràng, vi khuẩn đường ruột di chuyển lên tá tràng hoặc đầu trên hỗng tràng gây viêm. Có khi vi khuẩn đường ruột xâm nhập mô dưới sau hoặc vào tuần hoàn máu của cơ thể gây nhiễm trùng, nghiêm trọng có thể bại huyết.
* Do sử dụng lượng lớn thuốc kháng sinh Broad Spectrum antibiotics trong thời gian dài khiến các loại vi khuẩn nhạy cảm với loại kháng sinh này trong nhóm vi khuẩn bình thường bị ức chế, nhóm vi khuẩn không nhạy cảm sẽ phát triển mạnh, dẫn đến mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Nếu trực khuẩn đại tràng chiếm đa số trong đường ruột biến thành thiểu số, còn cầu khuẩn thiểu số thành đa số sẽ dẫn đến trẻ mắc bệnh tiêu chảy mạn tính. Nếu vi khuẩn nhạy cảm với thuốc kháng sinh bị ức chế, còn cầu khuẩn tràng hạt không nhạy cảm sinh sôi nhiều sẽ gây viêm ruột.