Tại sao không nên xem thường viêm dạ dày ở trẻ em?
Viêm dạ dày ở trẻ em có xu hướng tăng hàng năm.
Nhiều trẻ đau bụng tái phát nhiều lần và kéo dài (bệnh trên hai tháng) mới đi khám. Trẻ thường khó chịu hoặc đau ở bụng trên, quanh rốn, lúc đau mạnh, lúc đau âm ỉ, không ợ chua, ợ hơi, đại tiện bình thường. Những trẻ đau bụng dạng này thường ăn uống không tốt, bất kể trời nóng lạnh đều thích ăn lạnh, uống lạnh, ăn khảnh, ăn nhiều những thứ khó tiêu hoá, ít ăn hoặc không ăn rau xanh, trái cây. Thường xuyên ăn uống không hợp lý kích thích tiết nhiều dịch vị. Ăn lạnh, uống lạnh kích thích mạch máu dưới niêm mạc dạ dày teo lại, lớp niêm mạc trở nên mỏng, làm giảm khả năng phòng vệ của niêm mạc dạ dày, tá tràng, dẫn đến phù, lầy niêm mạc, gây viêm, tiến đến loét dạ dày, tá tràng.
Trẻ viêm dạ dày mạn tính thường kèm theo nhiễm khuẩn xoắn môn vị. Vì trẻ ăn uống không điều độ, ăn nhiều thực phẩm sống, lạnh làm giảm sức đề kháng của niêm mạc dạ dày, khiến khuẩn xoắn môn vị xâm nhập niêm mạc dạ dày gây viêm dạ dày, tiếp đến tá tràng, gây loét tá tràng.
Ngày nay, các gia đình đều sinh ít con, nên rất chiều con, kể cả việc ăn uống, con đòi gì có nấy, thích ăn gì thì ăn, trẻ lại thiếu ý thức vệ sinh, thói quen ăn uống không khoa học đã làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh viêm dạ dày. Vì thế, phòng ngừa trẻ viêm dạ dày là rất quan trọng. Biện pháp chủ yếu là luyện cho trẻ có thói quen ăn uống đúng, ăn đúng giờ đúng bữa, ăn thức ăn sạch, dễ tiêu hoá.