Tại sao khi nghi bị lồng ruột cần phải kiểm tra thường xuyên trực tràng bằng ngón tay? 

Tại sao khi nghi bị lồng ruột cần phải kiểm tra thường xuyên trực tràng bằng ngón tay? 

Khi bốn triệu chứng chủ yếu của lồng ruột là: đau bụng từng cơn, nôn, đại tiện ra máu và áp xe bụng đều đầy đủ thì dễ dàng chẩn đoán. Nhưng khi thiếu triệu chứng điển hình, lâm sàng nghi lồng ruột thì cần tiến hành kiểm tra trực tràng bằng ngón tay để chẩn đoán chính xác. 

1. Khi bị lồng ruột, tỷ lệ đại tiện ra máu từ 20% đến 40%, nếu ở ruột non thì đại tiện ra muộn. Có khi máu tích tụ trong ruột nhưng không thải ra. Lúc này nếu kiểm tra trực tràng bằng ngón tay có thể thấy găng tay dính máu. 

2. Khi bị lồng ruột, kiểm ưa trực tràng bằng ngón tay có thể sờ thấy khối u giống như cổ tử cung, rất có giá trị đối với việc chẩn đoán. Nhưng khi lồng ruột giai đoạn cuối, khối u có thể di chuyển theo kết tràng đến sau cơ thẳng bụng trái, cạnh trái xương sống, thậm chí đến trực tràng. Lúc này khó sờ thấy u. 

3. Khoảng 74% đến 89% số ca bệnh lồng ruột có thể sờ thấy khối u ở bụng. Khi bệnh kéo dài trên hai ngày, do phần ruột non trên chỗ lồng một đầy khí, bụng chướng to, thường không sờ được khối u. Lúc này kiểm ưa trực tràng bằng ngón tay sẽ hỗ trợ chẩn đoán.
 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...