Tại sao khi lạnh trẻ dễ bị đau bụng?

Tại sao khi lạnh trẻ dễ bị đau bụng?

Do sự co bóp và giãn nở của cơ trơn mà đường ruột thể hiện sự vận động dạng làn sóng đẩy các chất chứa bên trong di chuyển lên phía trước. Nhu động của dạ dày, ruột chậm, bình thường người ta không cảm nhận được. Cơ trơn của đường ruột có đặc tính nhạy cảm đối với sự thay đổi nhiệt độ, thường co lại khi bị kích thích bởi nhiệt độ lạnh so với thân nhiệt. Đang nóng trở nên lạnh hay đang lạnh trở nên nóng thì đều làm cho cơ trơn đường ruột co mạnh. 

Thành ruột trẻ em mỏng, vì thế, khi bụng bị lạnh rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày, ruột, dẫn đến co cơ trơn dạ dày, ruột, khiến nhu động tăng nhanh, trẻ cảm thấy đau bụng, có khi đau dữ dội. Các cơ trơn này sau khi co một lúc lại giãn nở một lúc. Do đó, sau khi bị lạnh, bụng sẽ đau từng cơn khiến trẻ khóc quấy không yên. 

Y học cổ truyền cho rằng, bụng trẻ bị lạnh tức là ngoại cảm hàn tà, dễ tổn thương dương khí tỳ vị, ảnh hưởng chức năng vận động, tiêu hoá, còn dễ tích trệ trung tiêu, cản trở vận động khí. Khí lạnh xâm nhập vào dạ dày, ruột khiến máu không lưu thông, khí không lưu thông sẽ gây đau, nên sinh ra đau khi lạnh. 
 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...