Tại sao da lại có vẩy?
Da có vảy khiến cho bạn ngứa và khó chịu? Tình trạng này có thể chỉ là da khô thông thường. Nhưng nếu các sản phẩm không kê đơn không thể giúp bạn chữa lành, thì bạn có thể đã mắc phải một tình trạng y tế và cần có sự chăm sóc của bác sĩ.
Hiện có một số lý do gây ra tình trạng này. Cho dù bạn có da đầu bong tróc theo thời gian hay xuất hiện vết trầy xước mọi lúc, bác sĩ da liễu có thể cho bạn biết nếu các triệu chứng này là do thiếu độ ẩm hoặc một cái vấn đề nào đó nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân có thể gây ra da có vảy
Thông thường, cơ thể bạn thải ra khoảng 30.000 đến 40.000 tế bào da mỗi ngày và thay thế chúng bằng những tế bào mới. Mặc dù bạn không cảm thấy các tế bào da phát triển và cũng không thấy bất kỳ sự sụp đổ, hoặc bong tróc nào.
Thông thường lớp ngoài cùng của da chứa hỗn hợp tế bào da chết và dầu tự nhiên, giúp nó giữ nước. Nhưng nếu lớp ngoài cùng này bị hư hại và hơi ẩm thoát ra, hoặc nếu quá trình tái tạo tế bào da không hoạt động, bạn có thể bị bong tróc hoặc bong vảy. Bên cạnh đó lão hóa, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và hóa chất khắc nghiệt, một số loại thuốc và bệnh cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng này.
Bệnh chàm (viêm da dị ứng)
Nếu bạn hoặc con bạn có các mảng màu đỏ, có vẩy, ngứa nhiều, đó có thể là bệnh chàm. Tình trạng phổ biến này thường bị nhầm lẫn với da khô, nhạy cảm. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em thường có những đốm giòn trên cằm và má, nhưng da có vẩy có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Ngoài ra bệnh chàm tay có thể khiến da trên lòng bàn tay - ngón tay của bạn bị khô, dày và nứt nẻ. Hoặc da có thể bị bỏng hay chảy máu.
Trẻ em thường bị bệnh chàm. Nhưng người lớn vẫn có thể xuất hiện tình trạng này. Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa biết nguyên nhân gây ra nó. Nhưng họ nghĩ rằng đó là sự kết hợp của di truyền và những yếu tố trong môi trường tác động làm làn da của bạn phản ứng lại, như:
- Vải.
- Xà bông tắm.
- Nước hoa.
- Trang điểm.
- Clo.
- Khói thuốc lá.
Hoặc bạn cũng có thể nhận thấy những triệu chứng sau:
- Da đỏ, bị kích thích hoặc sưng.
- Lớp vỏ cứng hoặc rò rỉ.
- Vảy có cảm giác sần sùi.
- Ngứa dữ dội.
Bệnh vẩy nến
Vảy trắng bạc dày được bao phủ bằng màu đỏ, các mảng da nổi lên là một dấu hiệu nhận biết của bệnh vẩy nến thể mảng bám. Các bác sĩ nghĩ rằng tình trạng này là kết quả của một hệ thống miễn dịch bị lỗi. Khi đó các tế bào da mới phát triển nhanh hơn bình thường, nhưng các tế bào da cũ vẫn chưa được loại bỏ hết. Vì thế các tế bào mới và cũ kết tụ lại với nhau, gây ra các mảng dày, ngứa, lở loét và có vảy.
Hiện có nhiều dạng bệnh vẩy nến khác nhau. Trong đó da có vảy xảy ra phổ biến nhất ở bệnh vẩy nến mảng bám. Nó có thể xuất hiện trên đầu gối, da đầu, khuỷu tay, lòng bàn tay, lưng dưới và lòng bàn bàn chân của bạn. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể khiến móng tay của bạn bị sứt mẻ, vỡ vụn hoặc rơi ra. Mặt khác bệnh vẩy nến có thể được di truyền trong gia đình. Không những thế nhiễm trùng, căng thẳng, béo phì và hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Nhưng nó không phải là truyền nhiễm.
Chứng hăm tã
Da đỏ, bị kích thích hoặc có vảy ở phần dưới của bé có khả năng là do chứng tã (hay còn gọi là hăm tã). Tình trạng phổ biến này thường thấy ở trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi. Ngoài ra nó cũng có thể xuất hiện xung quanh nếp gấp của đùi và bộ phận sinh dục (những nơi được bao phủ bởi tã).
Hăm tã có thể là kết quả của dị ứng hoặc da bị kích thích. Đôi khi tình trạng này cũng có thể là do nhiễm trùng nấm men (nấm men phát triển mạnh trong môi trường ấm, ẩm ướt). Các dấu hiệu bao gồm phát ban màu đỏ do da bị kích thích. Việc chăm sóc tại nhà có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa và khó chịu, nhưng nếu chứng hăm tã của bé không biến mất, hãy gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị tốt nhất.
Viêm da tiết bã
Rối loạn da này là nguyên nhân phổ biến nhất của gàu. Mảng da chết có màu trắng, bong tróc trên tóc và vai của bạn, đôi khi là ngứa da đầu là dấu hiệu thường thấy của gàu.
Nếu bạn bị viêm da tiết bã, da đầu và da gần đó sẽ có thể nhờn và xuất hiện các vảy màu vàng hoặc trắng như chấm nhỏ. Thậm chí bạn có thể tìm thấy vảy trong lông mày. Loại gàu này cũng có thể ảnh hưởng đến vùng da phía sau tai và hai bên mũi của bạn.
Bệnh dày sừng quang hóa
Một mảng bong tróc xuất hiện đột ngột và biến mất có thể là bệnh dày sừng quang hóa, đây là một tình trạng tiền ung thư. Bạn có thể gặp vấn đề về da có vảy này nếu bạn dành quá nhiều thời gian trên giường tắm nắng hoặc da không được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng nếu không điều trị, nó có thể biến thành ung thư da tế bào vảy. Hoặc nếu bạn bị bệnh dày sừng quang hóa, bạn có thể mắc phải một một dạng khác của căn bệnh này.
Triệu chứng chính là một mảng da dày, bong vảy, đổi màu. Đôi khi bạn có thể cảm thấy khu vực này thô ráp hoặc giống như giấy nhám nhưng trông da vẫn bình thường. Và nó có thể đau khi chạm vào. Hoặc nó có thể bong ra, và bạn cảm thấy làn da của mình bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu khu vực da vừa phục hồi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tình trạng này có thể quay trở lại.
Lichen phẳng
Tình trạng phổ biến này bắt đầu như “da gà” sáng bóng, có màu đỏ tím. Khi phát triển, chúng tạo ra những khối da dày, sần sùi, có vảy, thường ở mắt cá chân và cẳng chân của bạn. Bên cạnh đó các vết sưng cũng có thể xuất hiện trên cổ tay, lưng dưới và bộ phận sinh dục của bạn. Chúng thường ngứa và có thể phồng rộp. Lichen phẳng cũng có thể ảnh hưởng đến bên trong miệng và móng tay của bạn.
Hiện nay căn bệnh này thường xảy ra ở người trung niên. Và các bác sĩ vẫn chưa xác định rõ những gì gây ra lichen phẳng. Nhưng nó có thể là một rối loạn tự miễn dịch và thường được thấy ở những người bị bệnh viêm gan C. Nếu bạn đang mắc căn bệnh này, hãy hỏi bác sĩ về việc sàng lọc viêm gan.
Bệnh vẩy cá
Nhóm bệnh da có vảy này thường được di truyền trong gia đình. Tình trạng (suốt đời) này thường xuất hiện trong thời thơ ấu. Trong đó căn bệnh này xảy ra là do một vấn đề di truyền làm cho các tế bào da tích tụ, tạo ra những vùng khô, dày trông giống như vảy cá. Hoặc một số loại thuốc hay bệnh, bao gồm suy thận, một số bệnh ung thư và HIV, cũng có thể kích hoạt tình trạng này. Nếu điều đó xảy ra, nó được gọi là bệnh vảy cá mắc phải.
Hiện nay căn bệnh này có một số dạng. Trong đó Ichthyosis Vulgaris (bệnh da vảy cá) là dạng phổ biến và có thể nhẹ. Nhưng dạng bệnh này có thể không xảy ra nếu làn da của bạn được giữ ẩm tốt.
Bệnh vẩy phấn hồng
Phụ nữ hoặc bé gái từ 10 đến 35 tuổi có nhiều khả năng mắc phải tình trạng da này. Dấu hiệu chính là một đốm tròn, màu hồng hoặc màu nâu (được gọi là đốm báo hiệu) ở giữa cơ thể, cánh tay hoặc chân của người bệnh. Sau đó một cụm các mảng có vảy sẽ xuất hiện sau khoảng một hoặc hai tuần. Trong đó các điểm tròn có đường viền thường nổi lên. Đối với trẻ em hoặc phụ nữ mang thai có thể xảy ra ít hoặc không có triệu chứng da có vảy.
Mặt khác các bác sĩ nghĩ rằng nhiễm virus (như herpesvirus 6, 7 hoặc 8) có thể gây ra phát ban có vảy này. Chúng rất dễ nhầm với giun đũa. Bên cạnh đó các triệu chứng khác có thể xảy ra bao gồm mệt mỏi và đau đầu.
Viêm da cơ địa
Phát ban có vảy màu đỏ tím, sau đó yếu cơ xuất hiện là triệu chứng chính của rối loạn viêm này. Thông thường phụ nữ rất có thể mắc phải tình trạng này. Và nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này gây ra sưng trong các mạch máu nuôi cơ bắp và da. Hoặc bạn có thể nhận thấy phát ban ở mí mắt, mũi, má, khuỷu tay, đầu gối, đốt ngón tay, ngực trên hoặc lưng. Không những thế yếu cơ thường ảnh hưởng đến các khu vực gần giữa cơ thể như hông, lưng, cổ và vai của bạn. Mặc dù đau cơ không phải là triệu chứng chính, nhưng vẫn có một số trường hợp xảy ra đau cơ.
Khi nào đi khám bác sĩ
Nếu bạn có làn da khô, bong vảy không biến mất, hãy ghi lại bất kỳ triệu chứng nào khác bạn có và khi chúng xảy ra. Sau đó hãy đặt cuộc hẹn với bác sĩ da liễu. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm có thể giúp làm dịu một số dạng da có vảy, nhưng không phải tất cả. Vì vậy hãy hỏi bác sĩ về phương pháp điều trị cho tình trạng cụ thể của bạn.