Tắc ruột và hẹp ruột bẩm sinh có đặc trưng gì?

Tắc ruột và hẹp ruột bẩm sinh có đặc trưng gì?

Tắc ruột và hẹp ruột là bệnh bẩm sinh, là dị tật đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, cũng là một ưong các chứng đau bụng cấp chủ yếu của trẻ lứa tuổi này. Dị tật có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của đường ruột, nhưng nhiều nhất là hỗng tràng, hồi tràng, thứ đến là tá tràng, ít gặp ở đại tràng. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ đẻ non tương đối cao. Tắc ruột và hẹp ruột bẩm sinh là do ống ruột chuyển hóa thành lòng ruột giai đoạn bào thai gặp trục trặc, cản trở sự phát triển bình thường của ruột non. 

Biểu hiện nổi bật của tắc ruột và hẹp ruột bẩm sinh là nôn mửa. Trẻ sinh ra vài giờ cho đến một, hai ngày liền nôn liên tục, chất nôn ra nhiều, không đi tiêu phân xu bình thường hoặc chỉ tiêu ra ít phân xu đông dính màu xanh xám. Tắc hoặc hẹp ruột cao thường không trướng bụng. Tắc hoặc hẹp ruột thấp thì trướng bụng rõ, có thể thấy được hình ruột, nôn dữ dội, dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải và mất cân bằng axit - kiềm. Khi tắc cao hoặc hẹp ruột nặng, chụp phim bụng có thể thấy 2 - 3 mặt phẳng chất lỏng trong dạ dày và tá tràng, còn hỗng tràng không có hơi. Tắc ruột thấp hoặc hẹp ruột nặng thì có thể thấy ruột gấp khúc phình to và nhiều mặt phẳng nước. 

Bệnh này thường điều trị bằng phẫu thuật, cầu chuẩn bị trước khi mổ như chú ý bổ sung đủ máu, xử lý mất nước cân bằng nước, điện giải, giảm áp lực đối với dạ dày, ruột, bổ sung vitamin K và kháng sinh nhằm hỗ trợ điều trị.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...