Tắc ruột bẩm sinh là gì?
Tắc ruột bẩm sinh là một trong các chứng đau bụng cấp chủ yếu của trẻ sơ sinh, là dị tật đường tiêu hoá bẩm sinh thường gặp ở trẻ em. Hiện có hai nguyên nhân gây bệnh: một là vào giai đoạn phát triển của phôi thai, lòng ruột không được hình thành đầy đủ, hai là tuần hoàn máu đường ruột thời kỳ thai nhi gặp trục trặc cản trở sự phát triển bình thường của ruột non.
Tắc ruột do bất cứ nguyên nhân gì gây ra đều thể hiện đặc trưng là nôn ói. Sau khi chào đời vài giờ cho đến một hay hai ngày thì trẻ nôn liên hồi, lượng nôn ra nhiều, phần lớn là nước mật, không có phân thải bình thường, hoặc chỉ đi ra niêm dịch màu trắng hoặc phân dính màu xanh lục. Tắc ruột ở cao thì bụng không chướng hoặc chỉ có chướng nhẹ bụng trên. Tắc ruột thấp thì toàn bộ bụng trướng. Do nôn liên tục, trẻ nhanh chóng xuất hiện triệu chứng mất nước, nhiễm độc axit, rối loạn điện giải và ngộ độc.
Tắc ruột bẩm sinh có thể điều trị bằng phẫu thuật, nhưng phải làm tốt việc chuẩn bị trước phẫu thuật, xử lý việc mất nước, nhiễm độc axit và rối loạn điện giải, cần thiết thì phải điều trị hỗ trợ bằng truyền máu tươi, huyết tương.