Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Răng Miệng

Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Răng Miệng

Khi bạn uống thuốc có bao giờ bạn nghĩ nó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng hay không? 

Nhìn chung, thuốc được thiết kế làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng tất cả các loại thuốc, cho dù dạng uống hoặc tiêm, luôn đi kèm với tác dụng phụ, và hiện có hàng trăm loại thuốc được biết là gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Trong đó, thuốc dùng để điều trị ung thư, huyết áp cao, cơn đau dữ dội, trầm cảm, dị ứng và thậm chí là cảm lạnh thông thường, đều có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Vì thế đó là lý do tại sao bác sĩ luôn yêu cầu bệnh nhân phải cho họ biết về tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng, bao gồm các sản phẩm không kê đơn, vitamin và chất bổ sung.

Sau đây là một số tác dụng phụ phổ biến nhất liên quan đến sức khỏe răng miệng của thuốc được liệt kê dưới đây.

Khô miệng (Xerostomia)

Một số loại thuốc có thể làm giảm lượng nước bọt trong miệng, gây ra khô miệng và khó chịu (xerostomia). Khi lượng nước bọt không đủ, các mô trong miệng có thể bị kích thích và viêm. Điều này gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, sâu răng và bệnh nướu răng.

Hiện có hơn 400 loại thuốc được biết là gây khô miệng. Trong đó có một số loại thuốc hóa trị gây ra chứng khô miệng.

Một số loại thuốc liệt kê khô miệng là tác dụng phụ bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc chống loạn thần.
  • Thuốc trị bệnh Parkinson.
  • Thuốc trị bệnh Alzheimer.
  • Thuốc dạng hít.
  • Thuốc huyết áp và tim.
  • Thuốc động kinh.
  • Isotretinoin, được sử dụng để điều trị mụn trứng cá.
  • Thuốc chống lo âu.
  • Thuốc chống buồn nôn và chống tiêu chảy.
  • Thuốc giảm đau.
  • Scopolamine, được sử dụng để ngăn ngừa say tàu xe.
  • Thuốc chống co thắt.

Khô miệng có thể là một vấn đề khó chịu. Nhưng việc uống nhiều nước hoặc nhai kẹo cao su không đường có thể giúp giảm triệu chứng tình trạng này. Các chất thay thế nước bọt (nước bọt nhân tạo) cũng có thể đem lại hiệu quả.

Nhiễm nấm

Một số loại thuốc hít dùng cho hen suyễn có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men trong miệng còn gọi là nấm miệng. Vì vậy súc miệng bằng nước sau khi sử dụng ống hít có thể giúp ngăn ngừa tác dụng phụ này.

  • Viêm nướu (Nướu phát triển quá mức).
  • Một số loại thuốc có thể gây ra viêm nướu. Mô nướu bị viêm và phát triển quá mức làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu. Mô nướu bị viêm tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, có thể làm hỏng cấu trúc răng xung quanh.

Các loại thuốc có thể gây viêm nướu và phát triển quá mức bao gồm:

  • Phenytoin, một loại thuốc chống động kinh.
  • Cyclosporine, một loại thuốc ức chế miễn dịch.
  • Thuốc huyết áp bao gồm nifedipin, verapamil, diltiazem, và amlodipine.

Nam giới có nhiều khả năng phát triển tác dụng phụ này. Ngoài ra việc hình thành mảng bám răng cũng làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này. Do đó, vệ sinh răng miệng tốt và thường xuyên đến nha sĩ (khoảng ba tháng một lần) có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Viêm niêm mạc bên trong miệng (viêm niêm mạc)

Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng. Khoang miệng được giới hạn bởi môi (phía trước), má (hai bên), lưỡi (phía dưới) và vòm hầu (phía sau). Viêm niêm mạc là một tác dụng phụ phổ biến của điều trị hóa trị và các bác sĩ nghĩ rằng một số loại thuốc hóa trị, bao gồm methotrexate và 5- fluorouracil, đóng vai trò kích hoạt mô hình phức tạp này bằng những thay đổi sinh học gây tổn hại đến các tế bào. Viêm niêm mạc gây sưng, đau miệng và lưỡi, có thể dẫn đến chảy máu, và loét miệng. Tình trạng có thể gây nhiều khó khăn khi ăn.

Thông thường viêm niêm mạc miệng có nhiều khả năng phát triển sau khi dùng thuốc hóa trị nếu uống rượu, sử dụng thuốc lá, không chăm sóc răng và nướu, bị mất nước, hoặc bị tiểu đường, HIV hay bệnh thận.

Thuốc hóa trị có thể gây viêm niêm mạc bao gồm:

  • Alemtuzumab (Campath).
  • Sparaginase (Elspar).
  • Bleomycin (Blenoxane).
  • Busulfan (Myleran, Busulfex).
  • Capecitabine (Xeloda).
  • Carboplatin (Paraplatin).
  • Cyclophosphamide (Cytoxan).
  • Cytarabine (Cytosar-U).
  • Daunorubicin (Cerubidine).
  • Docetaxel (Taxotere).
  • Doxorubicin (Adriamycin).
  • Epirubicin (Ellence).
  • Etoposide (VePesid).
  • Fluorouracil (5-FU).
  • Gemcitabine (Gemzar)
  • Hydroxyurea (Hydrea).
  • Idarubicin (Idamycin).
  • Interleukin 2 (Proleukin).
  • Irinotecan (Camptosar).
  • Lomustine (CeeNU).
  • Mechlorethamine (Mustargen).
  • Melphalan (Alkeran).
  • Methotrexate (Rheumatrex).
  • Mitomycin (Mutamycin).
  • Mitoxantrone (Novantrone).
  • Oxaliplatin (Eloxatin).
  • Paclitaxel (Taxol).
  • Pemetrexed (Alimta).
  • Pentostatin (Nipent).
  • Procarbazine (Matulane).
  • Thiotepa (Thioplex).
  • Topotecan (Hycamtin).
  • Trastuzumab (Herceptin).
  • Tretinoin (Vesanoid).
  • Vinblastine (Velban).
  • Vincristine (Oncovin).

Loét miệng

Loét miệng là vết loét mở (loét) xảy ra bên trong miệng hoặc trên lưỡi.

Sau đây là một số loại thuốc hóa trị gây viêm niêm mạc miệng có thể làm cho vết loét miệng phát triển. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Alemtuzumab (Campath).
  • Bleomycin (Blenoxane).
  • Capecitabine (Xeloda).
  • Cetuximab (Erbitux).
  • Docetaxel (Taxotere).
  • Doxorubicin (Adriamycin).
  • Epirubicin (Ellence).
  • Erlotinib (Tarceva).
  • Fluorouracil (5-FU).
  • Methotrexate (Rheumatrex).
  • Sunitinib (Sutent).
  • Vincristine (Oncovin).

Các loại thuốc khác có liên quan đến sự phát triển của loét miệng bao gồm:

  • Aspirin.
  • Penicillin.
  • Phenytoin.
  • Sulfonamit.
  • Streptomycin.

Thay đổi vị giác

Đôi khi, một số loại thuốc có thể thay đổi khẩu vị của bạn. Ví dụ: Một số loại thuốc có thể làm cho thức ăn có vị khác nhau, hoặc chúng có thể gây ra vị mặn hoặc đắng trong miệng của bạn. Thay đổi vị giác đặc biệt phổ biến ở những bệnh nhân cao tuổi khi phải dùng nhiều loại thuốc.

Thông thường tình trạng này chỉ xảy ra tạm thời và biến mất khi ngừng dùng thuốc.

Các loại thuốc hóa trị, bao gồm methotrexate và doxorubicin, là một nguyên nhân phổ biến gây thay đổi vị giác.

Nhiều loại thuốc khác có liên quan đến thay đổi hương vị. Chúng bao gồm:

Thuốc chống dị ứng (kháng histamine)

  • Thuốc chlorpheniramine maleate.

Kháng sinh

  • Ampicillin.
  • Bleomycin.
  • Cefamandole.
  • Levofloxacin (Levaquin).
  • Lincomycin.
  • Tetracycline.

Thuốc chống nấm

  • Amphotericin B.
  • Griseofulvin.
  • Metronidazole.

Thuốc chống loạn thần

  • Liti.
  • Trifluoperazine.

Thuốc trị hen suyễn

  • Bamifylline.

Thuốc Bisphosphonate

  • Etidronate.

Thuốc huyết áp

  • Captopril.
  • Diltiazem.
  • Enalapril.

Chất làm loãng máu

  • Dipyridamole.

Thuốc hạ cholesterol

  • Clofibrate.

Thuốc Corticosteroid (dùng để điều trị viêm)

  • Dexamethasone (DMSO).
  • Hydrocortison.

Thuốc trị tiểu đường

  • Glipizide

Thuốc lợi tiểu

  • Amiloride.
  • Axit ethacrynic.

Thuốc trị tăng nhãn áp

  • Acetazolamid.

Thuốc chữa bệnh gút

  • Allopurinol.
  • Colchicine.

Thuốc trợ tim

  • Miếng dán nitroglycerin.

Thuốc thiếu máu - thiếu sắt

  • Sorbitex (được tiêm).

Thuốc giãn cơ

  • Baclofen.
  • Chlormezanone.

Thuốc trị bệnh Parkinson

  • Levodopa.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

  • Gold.

Thuốc động kinh

  • Carbamazepin.
  • Phenytoin.

Thuốc tuyến giáp

  • Carbimazole.
  • Methimazole.

Thuốc trị lao

  • Ethambutol.

Sản phẩm cai thuốc lá

  • Miếng dán da nicotine.

Chất kích thích

  • Amphetamine.

Sâu răng

Việc sử dụng lâu dài các loại thuốc siro có thể dẫn đến sâu răng. Đường là một thành phần được thêm vào trong nhiều loại sản phẩm thuốc, từ vitamin, thuốc ho cho đến thuốc kháng axit.... Tuy nhiên bạn nên súc miệng sau khi sử dụng các sản phẩm đó, hoặc hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ có thể loại thuốc khác.

Răng đổi màu

Vào những năm 1950, các bác sĩ phát hiện ra rằng việc sử dụng kháng sinh tetracycline khi mang thai dẫn đến màu răng của trẻ bị thay đổi. Đối với những trường hợp dùng tetracycline, thuốc sẽ lắng canxi xuống. Vì thế khi trẻ mọc răng, màu răng bị đổi thành màu vàng nhạt làm răng đổi màu và dần dần chuyển sang màu nâu khi tiếp xúc.

Tuy nhiên Tetracycline không thay đổi màu răng của trẻ nếu tất cả các răng được hình thành. Nó chỉ thay đổi màu răng nếu sử dụng thuốc. 

Ngày nay, tetracycline và kháng sinh không được khuyến cáo trong thai kỳ hoặc ở trẻ nhỏ (dưới 8 tuổi) mà răng vẫn đang hình thành.

Một số loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến bên trong hoặc ngoài răng, gây ố màu, chẳng hạn như:

  • Amoxicillin-clavulanate (Augmentin), một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Chlorhexidine, một chất khử trùng.
  • Doxycycline, một loại kháng sinh liên quan đến tetracycline thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá.
  • Tetracycline, một loại kháng sinh dùng để điều trị mụn trứng cá và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Sử dụng quá nhiều fluoride (có trong một số vitamin nhai, kem đánh răng và nước súc miệng) có thể dẫn đến các vệt trắng trên men răng, hoặc đổi màu nâu trắng. Trong trường hợp nghiêm trọng, fluoride dư thừa (được gọi là fluorosis) có thể làm răng răng bị ố vĩnh viễn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...