Sún răng

Sún răng

KIỂM TRA SỨC KHỎE (CHÚ Ý NHỮNG TRIỆU CHỨNG DƯỚI ĐÂY)

- Khi ngậm nước lạnh trong miệng thấy buốt răng hay không?

- Khi ăn thức ăn nóng cũng thấy buốt răng hay không?

- Thức ăn có hay bị giắt vào khe răng không?

- Khi nhai thức ăn có bị đau răng không?

- Có răng bị lung lay không?

- Mồm có hôi không?

- Răng có lỗ thủng không?

Nếu xuất hiện các triệu chứng như trên thì bạn chắc đến 99% là bị mắc bệnh sâu răng.

Sâu răng là chỉ chứng bệnh gây tổn thương phần tổ chức cứng của răng, tỷ lệ phát bệnh khá cao. Có khoảng 80% trẻ em hiện đang mắc bệnh sâu răng, trong số những người trung niên độ tuổi từ 35 - 44 tuổi, có 63% bị mắc bệnh sâu răng, trong số những người cao tuổi từ 65 – 74 tuổi, có 65% bị mắc bệnh sâu răng.

Tuy nhiên, do ở giai đoạn đầu, bệnh sâu răng chưa có bất kỳ triệu chứng nào nên không được mọi người chú ý. Nhưng khi phát bệnh, răng sẽ bị đau nếu không xử lý ngay thì lỗ thủng trên bề mặt răng sẽ ngày càng to ra, mức độ đau nhức cũng sẽ tăng lên. Nếu tiếp tục phát triển, răng sẽ bị phá hỏng, mất đi hình dạng ban đầu và không thể nhai được.

Bệnh sâu răng không những làm cho răng bị hỏng mà còn có thể gây ra các bệnh về tủy răng và các tổ chức xung quanh chân răng, đồng thời có thể bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận khác trên cơ thể, rất có hại cho sức khỏe con người. Bệnh sâu răng đã được tổ chức Y tế thế giới nhận định là 1 trong 3 căn bệnh lớn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chỉ đứng sau bệnh tim, ung thư.

Bởi vậy, phải rèn luyện thói quen giữ răng miệng sạch sẽ, kiểm tra răng miệng định kỳ. Khi phát hiện ra bệnh sâu răng hoặc các bệnh về răng miệng khác, phải kịp thời điều trị, tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc làm phát sinh các bệnh khác.

4 NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA BỆNH SÚN RĂNG

 

Sâu răng là một bệnh có lịch sử rất lâu đời, người xưa cho rằng, bệnh sâu răng là do răng bị sâu làm hỏng, đó là do sự hạn chế về nhận thức tại thời điểm bấy giờ. Từ thế kỷ thứ 2 TCN cho đến nay, có rất nhiều học thuyết nói về căn bệnh này, bao gồm: học thuyết vi trùng học hóa học, học thuyết phân giải protein, luận nhân tố tứ liên… trong đó luận nhân tố tứ liên là được nhiều người công nhận nhất. Nó chỉ ra rằng, bệnh sâu răng có liên quan đến 4 nhân tố lớn là vi khuẩn, thực phẩm, chủ thể và thời gian.

Đầu tiên, sự tồn tại của vi khuẩn là điều kiện chủ yếu để phát sinh bệnh. Vệ sinh răng miệng không cẩn thận cũng là điều kiện để phát sinh bệnh.

Thứ hai là thức ăn. Ăn những thực phẩm thô có tác dụng nhất định trong việc chống bệnh sâu răng. Những thức ăn tinh chế có hàm lượng đường khá cao, khi vào trong miệng, nó sẽ dính lại giữa các nếp trên bề mặt răng, vi khuẩn ở trong đó sẽ làm cho chúng lên men, hình thành các loại acid, những loại acid này sau một thời gian dài đọng lại trên bề mặt răng, phá hoại tổ chức cứng của răng, làm cho răng bị sâu. Trong thời gian răng phát triển, ăn kẹo giữa hai bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ thì nguy cơ bị sâu răng càng tăng cao.

Thứ ba là chủ thể, tức là tính nhạy cảm và mức độ dễ mắc bệnh sâu răng ở mỗi người. Vấn đề này đề cập đến rất nhiều nhân tố, ví dụ như: tốc độ chảy của nước bọt, lưu lượng, thành phần, hình thái và kết cấu của răng, tình trạng cơ thể. Răng mọc không thẳng hàng, chen chúc nhau, chồng lên nhau cũng dễ bị mắc bệnh sâu răng. Nước bọt có tác dụng làm sạch răng, một thành phần nào đó trong nước bọt có tác dụng ngăn ngừa bệnh sâu răng và các bệnh về răng. Những vấn đề khác như: di truyền, dinh dưỡng, khoáng chất, phân giải trong, khả năng chống bệnh sâu răng… cũng có những ảnh hưởng nhất định.

Thứ tư là thời gian. Quá trình phát sinh và phát triển bệnh sâu răng là một quá trình khá chậm. Bởi vậy, người bị mắc bệnh ít khi chú ý đến, chỉ khi răng bắt đầu đau, tức là bệnh đã ở vào giai đoạn nặng thì mới phát hiện ra.

MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh sâu răng thường phát sinh ở những rãnh trên bề mặt răng, làm cho màu răng, hình dạng, chất răng thay đổi. Giai đoạn đầu, chỉ có màu răng thay đổi, khó phát hiện ra. Nếu không được kiểm soát nó sẽ phát triển sâu vào tận bên trong, làm hỏng răng, nghiêm trọng hơn, có thể làm hỏng gần như hoàn toàn răng, đấy là sự thay đổi về hình dạng. Khi phát sinh hiện tượng răng mềm đi, tức là bị mất canxi, đấy là sự thay đổi về chất. Mức độ bệnh được chia thành: sâu nhẹ, sâu vừa và sâu nặng.

TÌNH TRẠNG BỆNH Ở TỪNG GIAI ĐOẠN TUỔI

 

Răng kể từ khi sinh ra cho đến 6 - 7 tháng tuổi thì bắt đầu mọc, răng sữa sẽ mọc đầy đủ vào khoảng giữa 2 - 3 tuổi, mỗi hàm 10 chiếc, tổng cộng là 20 chiếc.

Khoảng từ 5 - 6 tuổi sẽ bắt đầu thay răng sữa, răng vĩnh viễn bắt đầu mọc. Đầu tiên là răng hàm, sau đó là răng nanh. Từ giai đoạn này đến khoảng 12 tuổi, khoang miệng sẽ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Cho đến khoảng 20 tuổi thì răng vĩnh viễn mới mọc đủ.

Thời kỳ nhũ nhi: bắt đầu từ khoảng 2 tuổi, răng sâu bắt đầu tăng dần, tuy nhiên, đa số là răng cửa trên, rất ít khi sâu răng cửa dưới. So với răng vĩnh viễn, trong răng sữa, vật chất hữu cơ nhiều hơn vô cơ, bởi thế mà càng dễ bị sâu.

Thời kỳ nhi đồng: là giai đoạn kể từ khi chiếc răng nhai đầu tiên nứt lợi cho đến khi mọc hết, mất khá nhiều thời gian, bởi vậy, thường mọi người cho rằng chiếc răng nhai đầu tiên dễ bị sâu nhất. Đối với răng vĩnh viễn, càng là răng mới mọc thì càng dễ bị sâu, đồng thời tốc độ sâu càng nhanh.

Thời kỳ thanh thiếu niên: chiếc răng nhai thứ hai sẽ bắt đầu mọc vào khoảng 12 tuổi. Thời điểm này, răng vĩnh viễn gần như đã mọc đủ. Do răng dễ bị sâu nhất là vào khoảng 2 - 3 năm sau khi mọc nên có thể nói rằng đây là thời kỳ đã qua giai đoạn dễ bị sâu răng nhất. Tuy nhiên, bắt đầu từ giai đoạn này, dần dần sẽ xuất hiện các vấn đề như răng rụng do sâu răng.

Thời kỳ sau khi trưởng thành: so với thời kỳ nhi đồng, bệnh sâu chân răng ở người lớn còn nghiêm trọng hơn nhiều, thậm chí có thể dẫn đến bị rụng răng. Giai đoạn đầu của bệnh sâu chân răng không có các triệu chứng rõ ràng, tỷ lệ phát bệnh cao. Sâu chân răng rất khó hàn vì sau khi hàn răng vẫn dễ sâu trở lại.

SÚN RĂNG CÓ THỂ KHIẾN CHO NGƯỜI GIÀ MẮC BỆNH VIÊM PHỔI

 

Những chuyên gia nghiên cứu người Mỹ gần đây đã phát hiện ra rằng, những vi khuẩn được phát hiện trên răng sâu có khả năng xâm nhập vào phổi, làm cho người già có thể mắc phải bệnh viêm phổi nguy hiểm đến tính mạng. Dù quy mô của cuộc điều tra lớn hay nhỏ thì những người nghiên cứu đã nói rằng, họ đã tìm được bằng chứng từ 8 bệnh nhân chứng tỏ bệnh viêm phổi là do sâu răng gây ra.

Họ đã tiến hành điều tra 49 người sống ở viện dưỡng lão, những người này thường xuyên đến khám bệnh tại một bệnh viện gần khu viện điều dưỡng có tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm phổi cao. Những người này trước đây chưa mắc bệnh viêm phổi. Khi các nhân viên điều tra kiểm tra vi khuẩn trong khoang miệng của họ thì đã phát hiện có 28 mẫu có chứa vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp, sau đó, họ theo dõi sát sao những bệnh nhân trên xem liệu họ có bị mắc bệnh viêm phổi hay không.

Cuối cùng, có 14 người mắc bệnh viêm phổi, trong đó có 10 người mà khoang miệng có chứa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Kiểm tra vi khuẩn trong phổi cho thấy có 8 người mà DNA của vi khuẩn trong phổi phù hợp với DNA của vi khuẩn trong khoang miệng.

Những người nghiên cứu cho rằng, răng sâu cũng là nơi ủ bệnh của căn bệnh về đường hô hấp, có khả năng làm cho người già mắc bệnh viêm phổi. Bởi vậy, người già nên giữ vệ sinh răng miệng và răng giả.

RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH RĂNG MIỆNG VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SÚN RĂNG

Điều chỉnh chế độ ăn uống:

Đường là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng, muốn phòng tránh bệnh sâu răng nhất thiết phải kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, nên ăn nhiều những thức ăn có chất xơ như: hoa quả, rau xanh…

Đối với trẻ nhỏ, phải chú ý dinh dưỡng hợp lý, nên cho ăn nhiều những thức ăn có chứa phốt pho, canxi, chất xơ như: các loại đậu, canh xương, sữa, rau xanh và hoa quả, rất có lợi cho răng. Nên bỏ thói quen ăn đồ ngọt giữa hai bữa ăn, đặc biệt là thói quen ăn ngọt trước khi đi ngủ, không được cho trẻ con ngậm ti hoặc ngậm kẹo, đi ngủ. Ăn ít kẹo sữa, bánh ngọt.

Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng:

Nên đánh răng 1 ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối, ăn xong làm sạch miệng bằng nước súc miệng hoặc tăm xỉa răng, đặc biệt là nên đánh răng trước khi đi ngủ.

KIỂM TRA RĂNG MIỆNG ĐỊNH KỲ

 

Từ 6 tháng đến 1 năm nên đi kiểm tra răng miệng 1 lần để có thể sớm phát hiện ra răng sâu, kịp thời điều trị. Do bệnh sâu răng phát triển rất nhanh ở răng sữa của trẻ em nên các bậc cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra răng cho các em để sớm phát hiện và điều trị.

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SÚN RĂNG

 

Khoa học đã chứng minh flo có thể phòng chống sâu răng. Nhưng nên kiểm soát lượng flo đối với trẻ nhỏ vì dùng quá nhiều flo không những làm cản trở quá trình mọc răng mà còn dẫn đến ngộ độc toàn thân.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...