Sự thay đổi tình cảm của trẻ có ảnh hưởng đến chức năng đường ruột hay không?

Sự thay đổi tình cảm của trẻ có ảnh hưởng đến chức năng đường ruột hay không?

Nêu màu sắc thức ăn bắt mắt, mùi vị hấp dẫn, ngon miệng thì ai nấy đều chảy nước dãi và có cảm giác đói, sự thèm ăn tăng lên. Cơ chế của nó là khi người ta nhìn thấy, nghe thấy hoặc nếm thức ăn, thì màu sắc, hương vị, mùi vị thức ăn lập tức truyền lên não, rồi từ não phát lệnh đến các bộ phận tương ứng. Sau khi thức ăn đưa vào khoang miệng, tại đây sẽ tiết nhiều nước bọt để tiêu hoá bước đầu thức ăn. Thức ăn đã nhai nhỏ được nuốt xuống ruột non. Dịch do ruột non tiết ra tiến hành tiêu hoá cuối cùng đôi với thức ăn rồi hấp thu các chất dinh dưỡng đưa vào máu.

Khi tình cảm trẻ giao động như sợ sệt, cáu gắt thì đều có thể thông qua hệ thần kinh ảnh hưởng đến chức năng vận động và bài tiết của đường ruột, đình trệ tiết men tiêu hoá, đường ruột ngừng hoạt động, không còn thèm ăn, xuất hiện các chứng nôn thần kinh, nấc thần kinh, biếng ăn do thần kinh, trục trặc mới do thần kinh, và hội chứng dễ kích thích đường tiêu hoá. Trẻ sẽ giảm ăn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, quấy khóc, ra nhiều mồ hôi, trẻ lớn có thể kèm theo mất ngủ, hồi hộp.

Biết được sự thay đổi tình cảm sẽ ảnh hưởng đến chức năng đường ruột của trẻ, cho nên khi cho trẻ ăn tốt nhất không nên quát mắng làm ảnh hưởng sự thèm ăn, đặc biệt là con một, bố mẹ rất nuông chiều, sợ con ăn ít, thường dọa nạt buộc trẻ ăn. Kết quả hoàn toàn ngược lại, sự thèm ăn của trẻ càng kém, thậm chí có trẻ nuốt vào lại nôn ra. Vì thế, muốn đảm bảo chức năng đường ruột bình thường, cần thực hiện cho được khi ăn yên tĩnh, bảo đảm thời gian ngủ đủ, luyện thói quen đại tiện theo giờ giấc. Như vậy đường ruột mới luôn ở trạng thái bình thường, giúp cơ thể khỏe mạnh, trạng thái tinh thần tốt.
 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...