Sự phân biệt trong điều trị ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư
Theo hai nghiên cứu mới tại Đại học Y khoa Nam Carolina (MUSC) và Trung tâm Ung thư Hollings, việc trì hoãn điều trị được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư đầu và cổ, đa số các trường hợp thường gặp ở người Mỹ gốc Phi.
Những phát hiện này được báo cáo được công bố trực tuyến vào ngày 18 tháng 10 và được đánh giá trên JAMA Otolarynology - Head & Neck Surgery.
Bác sĩ chính Evan Graboyes, nhà nghiên cứu Trung tâm Ung thư Hollings MUSC, cho biết đây là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng.
Ông nói: Cũng giống như các nhà khoa học khác đang tìm hiểu về sự di truyền trong ung thư hoặc khối u qua đó hy vọng tìm được những loại thuốc mới có thể chữa trị được căn bệnh này. Tuy nhiên hiện nay chỉ cần 1 vài vấn đề được thay đổi có thể giúp cho tỷ lệ sống của bệnh nhân da màu ngày càng tăng cao và giảm đi những chênh lệch về sự phân biệt chủng tộc trong việc chăm sóc ung thư trên toàn đất nước.
Theo Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ cho biết, Ung thư biểu mô tế bào vảy ở đầu và cổ (HNSCC) gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh cổ họng, thanh quản, mũi, xoang và miệng. Căn bệnh này xuất hiện khi các tế bào khỏe mạnh ở đầu và cổ phát triển một cách nhanh chóng và mất kiểm soát, sau một thời gian thì hình thành nên khối u. Nguồn gốc của khối u gây ra căn bệnh trên: Là các tế bào phẳng tạo thành lớp niêm mạc ở miệng và cổ họng.
Hiện nay Ung thư biểu mô tế bào vảy ở đầu và cổ được xem là căn bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm 4% trong tất cả các trường hợp ung thư mỗi năm, tuy nhiên tỷ lệ tử vong của căn bệnh trên thì đang ở mức báo động. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính rằng gần 14.000 bệnh nhân có thể tử vong vì căn bệnh này ở Mỹ vào năm 2018, và đa số là người Mỹ gốc Phi.
Thực tế việc điều trị cho căn bệnh này là khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn mà bệnh nhân được chẩn đoán, tuy nhiên một nghiên cứu đã được thử nghiệm và nhận được sự đồng ý bởi một nhóm các bác sĩ từ khắp Hoa Kỳ. Qua đó cho thấy những phát hiện này, được xem là cơ sở cho các nguyên tắc điều trị về ung thư toàn diện (NCCN) trên toàn quốc, và so sánh các thông số của hai cuộc nghiên cứu này.
Theo hướng dẫn điều trị NCCN, bệnh nhân HNSCC trải qua phẫu thuật cần phải được xạ trị (PORT) trong vòng sáu tuần.
Nghiên cứu của Graboyes cho thấy việc chậm trễ điều trị bắt đầu từ xạ trị sau phẫu thuật là phổ biến và xảy ra ở 45% bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu của ông. Trong khi nhóm nghiên cứu đang kiểm tra những phát hiện này, thì họ cũng xác định khoảng 56% bệnh nhân người Mỹ gốc Phi nhận được những chăm sóc chậm trễ so với 43% bệnh nhân da trắng.
Chìa khóa chăm sóc kịp thời để cải thiện tỷ lệ sống và sự khác biệt về chủng tộc
Tiến sĩ Evan M. Graboyes là bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Y khoa Nam Carolina. Nhà cung cấp hình ảnh: Emma Vought, Đại học Y khoa Nam Carolina
Graboyes và nhóm của ông đã điều tra các lý do gây ra quá trình chăm sóc chậm trễ này và tìm thấy có nhiều yếu tố góp phần. Qua đó đối với những bệnh nhân nhận được báo cáo bệnh lý trong vòng bảy ngày sau phẫu thuật và có khả năng bắt đầu phương pháp xạ trị trong vòng sáu tuần sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao gấp 4 lần.
Thông thường đa số bệnh nhân được chăm sóc tại hai bệnh viện khác nhau thay vì nhận được chăm sóc liên tục tại một bệnh viện hoặc trung tâm y tế cũng có nhiều khả năng bị trì hoãn điều trị. Và đối với những trường hợp đã được trị liệu bằng bức xạ trước khi phẫu thuật cho thấy hiệu quả điều trị đã tăng gấp 8,9 lần trong việc xạ trị sau phẫu thuật kịp thời.
Graboyes nói: Chúng tôi biết rằng những người Mỹ gốc Phi khi mắc bệnh này có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với bệnh nhân da trắng, nhưng hiện nay chúng tôi vẫn thể giải thích được lý do. Vì thế nghiên cứu này cho mọi người thấy rằng việc điều trị không công bằng gây ra sự chậm trễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người Mỹ gốc Phi, và đây có thể là một trong những yếu tố góp phần tỷ lệ tử vong của họ ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để xác định các rào cản cụ thể đối với việc chăm sóc HNSCC kịp thời và công bằng, qua đó những sự khác biệt về chủng tộc cũng như việc trì hoãn điều trị trong các khía cạnh khác của chăm sóc ung thư vẫn tiếp tục xem xét.
Rào cản đối với điều trị ung thư nói chung thường liên quan đến tình trạng bảo hiểm của bệnh nhân, chi phí điều trị, nỗi sợ hãi, không tin tưởng vào hệ thống y tế, hay thiếu đi những kiến thức hoặc nhận thức về tầm quan trọng của việc điều trị bệnh.
Graboyes cho biết: Mục đích công bố nghiên cứu này ông mong rằng sẽ gây ra những thay đổi tích cực và mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân ở Nam Carolina và trên toàn quốc trong tương lai. Và ông hy vọng những dữ liệu này sẽ rất hữu ích với các nhà hoạch định chính sách chăm sóc sức khỏe, qua đó hiểu được tầm quan trọng của vấn đề và có những hành động thúc đẩy, phối hợp cùng nhau để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nó.
Ngoài ra Graboyes chia sẻ thêm: Thực tế chúng tôi không thể kiểm soát được hoạt động bên trong của căn bệnh. Nhưng ông mong rằng sẽ có những thay đổi trong cách thức chăm sóc được cung cấp cho bệnh nhân ung thư, và đó là điều đối mà tôi mong muốn.