Sự khác nhau giữa nhiểm lao và phát bệnh như thế nào?
Khi có điều kiện thuận lợi, tại các hạch bạch huyết gần rốn phổi, các vi khuẩn lao như “sống “ lại, chuyển sang trạng thái hoạt động và theo các mạch bạch huyết để đến nhu mô phổi. Tại đây, vi khuẩn lao sinh sôi phát triển tạo thành các nốt lao. ở trung tâm của một số nốt lao có hiện tượng “mềm hòa” tạo thành chất trắng lỏng lợn cợn như bã đậu nên được gọi là chất bã đậu. Các nốt lao này lan rộng dần rồi ăn thông với một nhánh phế quản nào đó. Người bệnh ho nhiều, mệt mỏi, sụt cân, khạc ra nhiều đàm. Các chất bã đậu cũng được khạc ra ngoài theo đường phế quản, để lại khoảng trống trong nhu mô phổi thường được gọi hang lao. Những hang lao này được tiếp xúc nhiều với dưỡng khí nên trở thành môi trường lý tường cho vi trùng phát triển mạnh và gia tăng số lượng.