Sởi khiến bạn dễ bị những tổn thương khác như nhiễm trùng

Sởi khiến bạn dễ bị những tổn thương khác như nhiễm trùng

Những người mắc bệnh sởi thường không ra ngoài trời (nơi có gió và ánh sáng mạnh) sau khi phát ban của họ mờ dần và cơn sốt của họ cũng giảm dần.

Nhưng sau đó, họ sẽ dễ bị tổn thương hơn với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus khác, ngay cả đối với những người đã được tiêm phòng hoặc đã từng tiêm phòng trước đó.

Đó là vì virus sởi tấn công vào các tế bào đóng vai trò là bộ nhớ của hệ thống miễn dịch, xóa sạch khả năng kháng bệnh, trích dẫn hai kết luận của báo cáo nghiên cứu mới đây.

Thực tế một phần tư bộ nhớ miễn dịch của một người có thể bị xóa sạch bởi "chứng hay quên" do virus sởi gây ra, trích lời một nhóm các nhà nghiên cứu đã báo cáo kết quả nghiên cứu trong số tháng 11 của tạp chí Science.

Nhà nghiên cứu cấp cao Stephen Elledge cho biết: Virus sởi thường đặt lại đồng hồ miễn dịch của bạn về trạng thái ngờ nghệch và tất cả sự bảo vệ mà bạn nhận được sẽ giảm đi khi trải qua các bệnh nhiễm virus và vi khuẩn khác. Khi đó bạn có thể bị bệnh trở lại, với cùng một loại virus mà trước đây bạn đã miễn dịch. Stephen Elledge là một nghiên cứu viên tại Viện Y khoa Howard Hughes ở Chevy Chase, và là bác sĩ - giáo sư về di truyền học tại Trường Y Harvard ở Boston.

Sau khi hệ thống miễn dịch được "thiết lập lại", chúng cũng cản trở khả năng tạo kháng thể chống lại bệnh tật của cơ thể, nghĩa là các bệnh nhiễm trùng mới có khả năng tấn công mạnh mẽ hơn so với trước đây, trích lời nhóm nghiên cứu thứ hai có phát hiện được công bố trên tạp chí Science Immunology.

Cả hai nghiên cứu ở trên đều lấy dữ liệu từ bùng phát sởi năm 2013 ở Hà Lan.

Đối với các gia đình trong cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp, họ đã đồng ý cung cấp mẫu máu, và điều này cho phép các nhà nghiên cứu có thể quan sát ảnh hưởng của nhiễm trùng sởi đối với những người không được tiêm chủng.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra những ảnh hưởng của bệnh sởi có thể tồn tại lâu hơn sau khi bị nhiễm trùng, chúng ức chế hệ thống miễn dịch. Nhưng không ai biết tại sao điều đó có thể xảy ra, Elledge cho biết.

Sau khi phân tích mẫu máu từ 77 trẻ em chưa được tiêm chủng ở Hà Lan, nhóm nghiên cứu của Elledge đã phát hiện: Virus đã loại bỏ từ 11% đến 73% kháng thể của những đứa trẻ tham gia nghiên cứu. Trong đó những tế bào trong kháng thể luôn nhớ những lần gặp mầm bệnh trong quá khứ và giúp cơ thể tránh nhiễm trùng lặp lại.

Elledge chia sẻ thêm: Mọi người đều biết có rất nhiều các tế bào miễn dịch này đã bị nhiễm trùng từ sởi, nhưng họ không hề biết mức độ tổn thương đã được thực hiện.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nhiễm trùng ở trẻ em này càng nghiêm trọng, và nó làm hỏng hệ thống miễn dịch của chúng.

Mặc dù những kháng thể này đã giảm đi nhanh chóng. Chúng biến mất rất nhanh. Điều này thực sự đáng ngạc nhiên. Nhưng không ai mong muốn chúng sẽ xảy ra nhanh chóng, bởi vì những đứa trẻ này chỉ bị nhiễm trùng từ bảy tuần trước, Elledge nói.

Còn ở nhóm nghiên cứu thứ hai, họ đã thực hiện giải trình tự gen trên gen kháng thể từ 26 trẻ em (ở Hà Lan), trước và từ 40 đến 50 ngày sau khi bị nhiễm sởi.

Các nhà nghiên cứu đã xác nhận những tổn hại về bộ nhớ của các tế bào miễn dịch (cụ thể) được xây dựng để chống lại các bệnh khác và xuất hiện trong máu của trẻ em trước khi mắc bệnh sởi.

Nhưng phân tích cũng cho thấy hệ thống miễn dịch đã được thiết lập lại ở trạng thái chưa trưởng thành, do đó chúng chỉ có thể tạo ra một số lượng kháng thể hạn chế, điều này cản trở khả năng đáp ứng với những nhiễm trùng mới của cơ thể.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu tiếp theo được thực hiện trên động vật cho thấy bệnh sởi làm giảm mức độ kháng thể cúm trong chồn sương đã được tiêm phòng cúm, báo cáo cho biết.

Sau đó các con chồn dễ bị nhiễm cúm hơn khi tiếp xúc với virus cúm và các triệu chứng của chúng trở nên nghiêm trọng hơn, các phát hiện cho thấy.

Bác sĩ Amesh Adalja là một học giả tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins ở Baltimore. Ông chỉ ra rằng "một trong những quan niệm sai lầm của mọi người về bệnh sởi thường gây ra sự do dự về việc tiêm vắc-xin, bởi vì mọi người nghĩ đây là một bệnh lành tính trong thời thơ ấu. Tuy nhiên, hoàn toàn không phải thế. Bệnh sởi không chỉ là tác nhân trực tiếp khiến người bệnh phải nằm viện, mà còn dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng não và thậm chí là tử vong, không những thế sởi cũng có thể đem lại những tác động thứ yếu rất quan trọng."

Những nghiên cứu mới này "nhấn mạnh mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại về sự tái phát của bệnh sởi trên toàn thế giới và qua đó cho thấy giá trị không thể chối cãi của việc tiêm vắc-xin sởi", Adalja nói thêm.

Mặc dù hệ thống miễn dịch vẫn hoạt động sau khi bị nhiễm sởi, nhưng nó phải học lại cách bảo vệ cơ thể, Elledge nói.

Mặt khác, ông khuyến nghị mọi người nên cân nhắc tiêm thêm một mũi vắc-xin nữa phòng ngừa các bệnh khác khi mắc sởi.

Những phát hiện này củng cố tầm quan trọng của việc tiêm phòng sởi, Elledge cho biết.

Chúng tôi đã xem xét những đứa trẻ đã được tiêm vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella) và chúng tôi không nhận thấy những vấn đề tương tự xảy ra. Thực tế virus sởi phát triển nhanh hơn nhiều những gì chúng tôi suy nghĩ và điều đó càng làm cho mọi người thấy vắc-xin có giá trị hơn nhiều, ông nói.

Theo thông tin từ Dennis Thompson - Phóng viên HealthDay

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...