Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là bệnh gì?

Sỏi bàng quang là tình trạng những mảnh khoáng chất cứng xuất hiện trong bàng quang. Và sỏi bàng quang thường xảy ra khi cơ thể không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài; Hoặc nước tiểu kết cụm lại với nhau và tạo thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi.

Nguyên nhân nào gây ra sỏi bàng quang?

Hiện nay, sỏi bàng quang thường xảy ra khi cơ thể không thể thải hết toàn bộ nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Khi đó các khoáng chất trong nước tiểu sẽ tụ tập lại và tạo thành sỏi. Ngoài ra, một số lý do phổ biến sau đây có thể gây ra sỏi bàng quang:

  • Sa bàng quang: Thường gặp ở phụ nữ, khi đó thành bàng quang có thể bị yếu và sa xuống âm đạo; tình trạng này có thể chặn dòng chảy nước tiểu và hình thành sỏi bàng quang.
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Thường gặp ở nam giới, khi tuyến tiền liệt to lên sẽ chặn dòng chảy nước tiểu và làm cho nước tiểu đọng lại trong bàng quang.
  • Hội chứng bàng quang thần kinh: Tình trạng này xuất hiện khi dây thần kinh gửi tín hiệu từ não bộ đến các cơ bàng quang của cơ thể. Vì thế nếu chúng bị thương tổn hoặc bị hư hỏng do một số bệnh, thì bàng quang sẽ không làm việc hiệu quả và dẫn đến sỏi.
  • Viêm: Nếu bàng quang bị viêm, sỏi bàng quang có thể được hình thành.
  • Thiết bị y tế: Những dụng cụ y tế được đặt trong bàng quang như ống thông tiểu, thiết bị tránh thai cũng có thể gây hình thành sỏi.
  • Sỏi thận: Sỏi thận có kích thước nhỏ và có thể trôi xuống bàng quang qua niệu quản và trở thành sỏi bàng quang nếu không được loại bỏ.

Ngoài ra có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến sỏi bàng quang, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác và giới tính: Sỏi bàng quang xuất hiện phổ biến hơn ở nam giới hơn ở phụ nữ. Và tỷ lệ này cũng tăng dần theo độ tuổi.
  • Tổn thương tủy: Đối với những trường hợp bị tổn thương cột sống nghiêm trọng và mất điều khiển cơ vùng chậu sẽ không thể hoàn toàn làm rỗng được bàng quang của họ.
  • Tắc nghẽn bàng quang:

    Tình trạng này xuất hiện bởi nhiều yếu tố khác nhau có thể ngăn chặn dòng nước tiểu, và đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là phì đại tuyến tiền liệt.
  • Phẫu thuật bàng quang: Sỏi bàng quang có thể được hình thành sau khi phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật điều trị bệnh tiểu không tự chủ.

Triệu chứng thường thấy ở sỏi bàng quang là gì?

Thực tế, sỏi bàng quang có thể không gây ra triệu chứng gì nếu chúng quá nhỏ và sẽ tự động rơi ra ngoài khi người bệnh đi tiểu. Tuy nhiên đối với các sỏi bàng quang lớn hơn, thì các triệu chứng thường gặp sau đây là:

  • Đau bụng dưới, đôi khi đau dữ dội, nam giới có thể bị đau ở dương vật.
  • Khó tiểu hoặc tiểu đau.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Có máu trong nước tiểu.

Cách điều trị sỏi bàng quang như thế nào?

Nếu sỏi trong bàng quang của người bệnh có kích thước nhỏ, họ chỉ cần uống thật nhiều nước để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể bằng dòng nước tiểu.

Tuy nhiên đối với những trường hợp khi chúng quá lớn và bị mắc kẹt trong bàng quang của người bệnh, khi đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị bằng phẫu thuật hoặc các thủ thuật như sau:

Tán sỏi

Khi đó các bác sĩ sẽ cho nội soi niệu đạo (lỗ ở đầu dương vật, hoặc lỗ tiểu phía trên âm đạo). Các bác sĩ có thể nhìn thấy những viên sỏi thông qua camera gắn trên ống nội soi và phá vỡ chúng bằng cách sử dụng máy bắn tia laser hoặc sóng âm thanh. Và bệnh nhân sẽ được gây tê trước khi tiến hành phẫu thuật.

Tuy nhiên các biến chứng của thủ thuật này xảy ra là rất hiếm, nhưng đôi khi nó có thể gây nhiễm trùng. Vì thế người bệnh có thể phải dùng thuốc kháng sinh trước khi làm thủ thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Loại bỏ sỏi bàng quang bằng phẫu thuật

Nếu sỏi quá lớn đến nỗi không thể tán được, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...