Sa Tạng Vùng Chậu

Sa Tạng Vùng Chậu

Sa tạng vùng chậu là bệnh gì?

Sa tạng vùng chậu là tình trạng khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ của các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này làm cho các cơ quan trượt ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến các hiện tượng như sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa trực tràng. Ngoài ra, tình trạng này sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn theo thời gian và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Hiện tại, căn bệnh này ảnh hưởng đến 40% phụ nữ ở độ tuổi trên 40 và gây ra các rối loạn tiểu, tiêu hóa, tình dục, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của phụ nữ. 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sa tạng vùng chậu?

Cho đến nay, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới căn bệnh này là do quá trình sinh nở. Khi lâm bồn, các cơ hỗ trợ nâng đỡ cơ quan vùng chậu bị giãn ra hết mức dẫn đến các cơ này nhanh chóng suy yếu. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến các cơ quan vùng chậu bị sa đó là sự sụt giảm nồng độ hormone estrogen trong thời kỳ trước và sau khi mãn kinh. Và điều này làm cho cơ thể bị thiếu hụt lượng collagen cần thiết để hỗ trợ các mô liên kết vùng chậu. Một số các trường hợp khác như béo phì, ho kéo dài, gắng sức khi đại tiện (do táo bón) và các bệnh ung thư ở các cơ quan lân cận cũng có thể gây ra căn bệnh này.

Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên thì những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

- Thừa cân hoặc béo phì.

- Thường xuyên nâng các vật nặng.

- Ho kéo dài.

- Gắng sức khi đại tiện (do táo bón).

- Ung thư.

Triệu chứng phổ biến của bệnh sa tạng vùng chậu là gì?

Sau đây là một số triệu chứng thường thấy khi bị sa tạng vùng chậu chẳng hạn như:

- Cảm giác đè nặng ở vùng chậu.

- Đau khi quan hệ.

- Xuất huyết âm đạo.

- Tiểu không kiểm soát.

- Nhức mỏi lưng dưới.

- Gặp khó khăn khi đại tiện.

- Cảm giác đầy bụng.

Phương pháp điều trị bệnh sa tạng vùng chậu như thế nào?

Hiện nay, để điều trị căn bệnh này các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân như cần tránh rặn mạnh khi đại tiện, hạn chế nâng các vật nặng, tránh ho nhiều và không để bị táo bón. Ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp điều trị táo bón. Thực hành bài tập Kegel để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, nếu các bài tập Kegel không hiệu quả, bệnh nhân có thể cần đến vật lý trị liệu. Còn đối với phụ nữ sau mãn kinh có thể dùng các liệu pháp thay thế hormone để giúp làm săn cơ. Nếu các phương pháp trên vẫn không hiệu quả, thì phẫu thuật hoặc dùng các dụng cụ hỗ trợ sẽ được tiến hành để điều trị sa tạng vùng chậu.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...