Sa sút trí tuệ não mạch

Sa sút trí tuệ não mạch

Sa sút trí tuệ não mạch, còn được gọi là sa sút trí tuệ nhồi máu đa dạng (multi-infarct dementia), đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai của chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Bởi vì không phổ biến bằng Alzheimer, nên nhiều người không nghi ngờ bệnh sa sút trí tuệ não mạch khi chứng hay quên trở thành vấn đề. Thực tế căn bệnh này rất khó để chẩn đoán vì vậy các chuyên gia y tế vẫn chưa biết chính xác có bao nhiêu người mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch. Ước tính hiện tại có khoảng 15% đến 20% các trường hợp mất trí nhớ ở người lớn tuổi mắc căn bệnh này.

Cho đến nay việc xác định được nguyên nhân gốc rễ có thể giúp lập ra một kế hoạch hành động tốt nhất. Nếu đó là bệnh sa sút trí tuệ não mạch, thì một số thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa những tổn hại từ căn bệnh này gây ra. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về bệnh sa sút trí tuệ não mạch, nguyên nhân, triệu chứng và tiên lượng của nó.

Sa sút trí tuệ não mạch là gì?

So với bệnh Alzheimer, xảy ra khi các tế bào thần kinh của não bị phá vỡ, thì sa sút trí tuệ não mạch xảy ra khi một phần của não không nhận đủ máu mang oxy và chất dinh dưỡng cần thiết.

Mặc dù chúng xảy ra theo những cách khác nhau, nhưng một số trường hợp có thể mắc cả sa sút trí tuệ não mạch và bệnh Alzheimer. Chắc chắc không ai muốn nghe điều này, nhưng hiện có nhiều lý do để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra sa sút trí tuệ não mạch. Để tình trạng này phát triển một cách tự nhiên mà không có sự can thiệp, có thể làm cho bệnh Alzheimer trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ não mạch?

Bệnh sa sút trí tuệ não mạch có thể xảy ra theo thời gian khi những cơn đột quỵ "im lặng" chồng chất.

Bệnh sa sút trí tuệ não mạch có thể xảy ra theo thời gian khi những cơn đột quỵ "im lặng" chồng chất.

Sa sút trí tuệ não mạch xảy ra khi các mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp. Đột quỵ diễn ra khi nguồn cung cấp máu mang oxy đến não đột nhiên bị ngăn chặn. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị đột quỵ sẽ phát triển bệnh sa sút trí tuệ não mạch.

Ngoài ra bệnh sa sút trí tuệ não mạch có thể xảy ra theo thời gian khi những cơn đột quỵ "im lặng" chồng chất. Thông thường, bệnh sa sút trí tuệ não mạch chỉ thu hút sự chú ý vào chính nó khi tác động của nhiều đột quỵ làm tăng thêm khuyết tật đáng kể. Vì vậy việc tránh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, hút thuốc và cholesterol cao, có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch.

Việc nắm bắt tình trạng sớm cũng giúp hạn chế tác động và mức độ nghiêm trọng của bệnh sa sút trí tuệ não mạch. Bên cạnh đó phát hiện sớm bệnh giúp nhận thức được những yếu tố rủi ro và quan trọng hơn là nỗ lực để giữ bệnh trong tầm kiểm soát. Bất cứ ai nghi ngờ họ đang bệnh sa sút trí tuệ não mạch thì nên nói chuyện với bác sĩ của mình.

Triệu chứng sa sút trí tuệ

Suy giảm trong khả năng phân tích tình huống, phát triển kế hoạch và giao tiếp hiệu quả.

Suy giảm trong khả năng phân tích tình huống, phát triển kế hoạch và giao tiếp hiệu quả.

Các triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ não mạch phụ thuộc vào phần nào của não bị ảnh hưởng và ở mức độ nào. Giống như bệnh Alzheimer, các triệu chứng của sa sút trí tuệ não mạch thường nhẹ trong một thời gian dài. Chúng có thể bao gồm:

  • Vấn đề trí nhớ.
  • Đi lang thang hoặc bị lạc trong môi trường quen thuộc.
  • Cười hoặc khóc vào những thời điểm không thích hợp.
  • Suy giảm trong khả năng phân tích tình huống, phát triển kế hoạch và giao tiếp hiệu quả.
  • Rắc rối quản lý chi tiêu.
  • Không có khả năng làm theo hướng dẫn.
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
  • Ảo giác hoặc ảo tưởng.

Tuy nhiên nếu các triệu chứng đột nhiên trở nên tồi tệ hơn bình thường, điều này báo hiệu một cơn đột quỵ sắp xảy ra. Hiện tại các bác sĩ đang tìm kiếm các triệu chứng tiến triển trong các giai đoạn đáng chú ý để chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ não mạch. Cằng cách so sánh với Alzheimer, tiến triển với tốc độ chậm, ổn định. Thì một manh mối khác là sự phối hợp hoặc cân bằng bị suy yếu.Bên cạnh đó, các vấn đề đi bộ hoặc giữ thăng bằng có thể xảy ra sớm. Với bệnh Alzheimer, những triệu chứng này thường xảy ra muộn trong bệnh.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch?

Huyết áp cao là có nguy cơ cao nhất; bởi vì bệnh sa sút trí tuệ não mạch hầu như luôn xảy ra từ tình trạng này.

Huyết áp cao là có nguy cơ cao nhất; bởi vì bệnh sa sút trí tuệ não mạch hầu như luôn xảy ra từ tình trạng này.

Cho đến nay một số yếu tố nguy cơ cho bệnh sa sút trí tuệ não mạch có thể được quản lý; nhưng những yếu tố khác, như tuổi tác và giới tính, thì không thể. Trong số tất cả các yếu tố, huyết áp cao là có nguy cơ cao nhất; bởi vì bệnh sa sút trí tuệ não mạch hầu như luôn xảy ra từ tình trạng này.

Tương tự như vậy, nguy cơ đột quỵ cao thường đi đôi với nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch. Thực tế có từ 1/4 đến 1/3 trường hợp đột quỵ thường dẫn đến căn bệnh này. Bên cạnh đó những người hút thuốc, uống quá nhiều rượu, mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Sa sút trí tuệ não mạch thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 60 đến 75. Nam giới dường như dễ bị tổn thương hơn phụ nữ và tình trạng này ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Phi thường xuyên hơn so với các chủng tộc khác. Còn đối với những người lớn tuổi, giới tính hoặc chủng tộc khiến họ có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch hơn và có nhiều lý do để quản lý các yếu tố rủi ro của họ trong tầm kiểm soát.

Điều trị bệnh sa sút trí tuệ não mạch

Tăng cường giao tiếp, nhắc với người sa sút trí tuệ não mạch nhiều lần trong ngày về nơi họ sống, và chuyện đang xảy ra trong gia đình, điều này có thể giúp người bệnh kết nối được với thời điểm hiện tại.

Tăng cường giao tiếp, nhắc với người sa sút trí tuệ não mạch nhiều lần trong ngày về nơi họ sống, và chuyện đang xảy ra trong gia đình, điều này có thể giúp người bệnh kết nối được với thời điểm hiện tại.

Hiện tại, không có phương pháp điều trị nào có sẵn có thể phục hồi những thiệt hại do bệnh sa sút trí tuệ não mạch gây ra. Tuy nhiên, chẩn đoán và được cung cấp kiến thức quan trọng, giúp gia tăng cơ hội ngăn ngừa tổn hại thêm.

Phòng ngừa thường bao gồm: Kiểm soát huyết áp cao trong phạm vi ổn định bằng cách tập thể dục, chế độ ăn uống và thuốc. Điều tương tự cũng xảy ra đối với bệnh tiểu đường nếu nó tồn tại. Ngoài ra bệnh nhân nên ngừng hút thuốc và hạn chế sử dụng rượu.

Mặc dù các lựa chọn y tế bị giới hạn, nhưng sự can thiệp của hành vi như những manh mối và nhắc nhở mọi người có thể thay đổi lối sống để ngăn ngừa những tình trạng này. Thành viên gia đình và bạn bè có thể đặt ghi chú ở những vị trí có thể nhìn thấy xung quanh nhà với các kế hoạch và hướng dẫn hàng ngày về cách sử dụng các vật dụng cơ bản. Tăng cường giao tiếp, nhắc với người sa sút trí tuệ não mạch nhiều lần trong ngày về nơi họ sống, và chuyện đang xảy ra trong gia đình, điều này có thể giúp người bệnh kết nối được với thời điểm hiện tại. 

Tiên lượng cho những người mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch

Nếu các tình trạng gây ra bệnh sa sút trí tuệ não mạch không được điều trị, thì tiên lượng của bệnh sẽ không khả quan. Một người mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch dường như có thể cải thiện tình trạng trong một khoảng thời gian cho đến khi một cơn đột quỵ khác lấy đi nhiều chức năng não, trí nhớ.... Cuối cùng, bệnh sa sút trí tuệ não mạch thường không được điều trị và kết thúc bằng cái chết do đột quỵ, bệnh tim hoặc nhiễm trùng.

Mặc dù bệnh sa sút trí tuệ não mạch là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng việc được chẩn đoán sớm, sẽ giúp ngăn ngừa tổn hại thêm, được xem là cách tốt nhất. Thực tế những bệnh nhân có thể làm việc với bác sĩ và gia đình của họ để phát hiện và kiểm soát tình trạng này.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...