Rung Thất
Rung thất là gì?
Rung thất xảy ra khi tim đập nhanh, xung điện thất thường. Điều này làm cho buồng tâm thất rung động vô ích, thay vì bơm máu. Trong quá trình rung thất, huyết áp giảm đột ngột, cắt đứt nguồn cung cấp máu đến cơ quan quan trọng.
Làm cho buồng tâm thất rung động vô ích, thay vì bơm máu.
Rung thất là một trường hợp khẩn cấp yêu cầu chăm sóc y tế trực tiếp. Khi bị tình trạng rung thất người đó sẽ mất ý thức trong vòng vài giây và nhanh chóng sẽ ngừng thở hoặc mất mạch. Cấp cứu điều trị rung thất bao gồm hồi sức tim phổi (CPR) và sốc tim với một thiết bị gọi là máy khử rung.
Nguyên nhân gây ra rung thất là gì?
Như thế nào là nhịp tim bình thường?
- Khi tim đập, xung điện làm co cơ tim đi theo một con đường nhất định tới các phần khác của tim. Khi con đường dẫn truyền này bị chặn lại có thể gây ra nhịp tim bất thường (loạn nhịp).
- Tim được chia ra bốn buồng. Mỗi bên tim có 2 buồng tim là buồng tâm nhĩ nằm ở trên và buồng tâm thất nằm ở dưới. Trong một nhịp tim, buồng nhĩ co và tống máu xuống buồng thất. Sự co cơ này bắt đầu khi nút xoang nằm ở buồng nhĩ phải truyền đi tín hiệu điện làm buồng nhĩ trái và nhĩ phải co.
- Tín hiệu điện này sau đó đi vào giữa tim tới nút nhĩ thất nằm chính giữa con đường truyền điện từ nhĩ xuống thất. Từ nút này, tín hiệu điện đi xuống buồng thất, làm chúng co lại và tống máu tới các cơ quan của cơ thể.
Điều gì gây ra rung thất?
- Hiện nay, nguyên nhân gây ra tình trạng rung thất vẫn chưa thể xác định được. Nguyên nhân thường gặp nhất là do rối loạn hoạt động điện sau cơn nhồi máu cơ tim đầu tiên hoặc do rối loạn hoạt động điện ở vùng cơ tim bị chết sau cơn nhồi máu cơ tim trước đó.
- Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng rung thất bắt đầu do cơn nhịp nhanh thất. Tình trạng nhịp nhanh này gây ra bởi một hoạt động điện bất thường ở một vùng nào đó trong buồng tâm thất.
- Hầu hết cơn nhịp nhanh thất xảy ra ở những người có bênh tim trước đó như sẹo cơ tim hoặc tổn thương cơ tim sau nhồi máu cơ tim. Đôi khi cơn nhịp nhanh thất kéo dài ít hơn 30 giây và có thể không gây ra triệu chứng gì. Nhưng cơn nhịp nhanh thất có thể là dấu hiệu của một bệnh tim khác trầm trọng hơn. Nếu cơn nhịp nhanh thất kéo dài trên 30 giây, nó sẽ dẫn tới nhịp tim nhanh, gây ra chóng mặt hoặc ngất xỉu. Nếu không chữa trị, cơn nhịp nhanh thất sẽ dẫn tới rung thất.
- Đa số các trường hợp rung thất có liên quan tới một vài bệnh tim cụ thể.
Hầu hết cơn nhịp nhanh thất xảy ra ở những người có bênh tim trước đó.
Ngoài các nguyên nhân đã nói ở trên thì các yếu tố sau đây cũng làm tăng khả năng xảy ra tình trạng Rung thất, bao gồm:
- Tiền sử trước đó có rung thất.
- Một cơn đau tim trước đó.
- Khuyết tật tim bẩm sinh.
- Bệnh cơ tim.
- Thương tích gây thiệt hại đến cơ tim, chẳng hạn như điện giật.
- Sử dụng các loại thuốc không phù hợp, chẳng hạn như cocaine hoặc methamphetamine.
Triệu chứng thường thấy ở rung thất là gì?
Khi tình trạng tâm thất đập quá nhanh (nhịp nhanh thất) có thể dẫn tới rung thất. Sau đây là các triệu chứng của nhịp nhanh thất thường thấy, bao gồm:
Khi tình trạng tâm thất đập quá nhanh (nhịp nhanh thất) có thể dẫn tới rung thất.
- Đau ngực.
- Nhịp tim nhanh.
- Chóng mặt.
- Buồn nôn.
- Khó thở.
- Ngất xỉu.
Cách điều trị rung thất như thế nào?
Hiện nay, để điều trị tình trạng trên các bác sĩ thường tập trung vào việc khôi phục lượng máu tới các cơ quan trong cơ thể càng sớm càng tốt để tránh tổn thương não và các cơ quan khác. Sau khi dòng máu đã được khôi phục, người bệnh sẽ phải điều trị để ngăn ngừa các cơn rung thất trong tương lai. Sau đây là các phương pháp điều trị thường thấy ở tình trạng trên, bao gồm:
- Phương pháp điều trị cấp cứu.
- Phương pháp điều trị để ngăn ngừa các cơn tương lai.
Ngoài ra, bác sĩ có thể tùy chọn các hướng điều trị khác có thể gồm:
- Thuốc.
- Máy khử rung tim (ICD).
- Ống đỡ động mạch vành.
- Phẫu thuật.
- Cắt bỏ nhịp nhanh thất.
Phẫu thuta65 cho bệnh rung thất.
Không dừng lại ở đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân các biện pháp khắc phục và thay đổi lối sống để ngăn ngừa tình trạng trên tái phát, bao gồm:
- Không hút thuốc.
- Kiểm tra cholesterol.
- Kiểm soát huyết áp.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
- Ăn chế độ ăn uống cho sức khỏe tim mạch.