Rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD) và chẩn đoán
Hiện không có xét nghiệm nào được dành riêng để chẩn đoán ADHD. Thông thường các chuyên gia chẩn đoán ADHD sau khi người bệnh biểu hiện một số hay tất cả các triệu chứng một cách thường xuyên trong vòng sáu tháng hoặc hơn mức cho phép.
Chẩn đoán ADHD ở trẻ em
Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học trẻ em, có thể chẩn đoán ADHD với sự trợ giúp của các hướng dẫn tiêu chuẩn từ Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (Tên tiếng Anh: American Academy of Pediatrics, viết tắt: AAP) hoặc Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (tiếng Anh: American Psychiatric Association, tên viết tắt: APA) và Hệ thống Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Viết tắt: DSM). Thông thường chẩn đoán liên quan đến việc thu thập thông tin từ một số nguồn, bao gồm trường học, người chăm sóc và phụ huynh. Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ xem xét và so sánh hành vi của một đứa trẻ bị ADHD với những đứa trẻ khác cùng tuổi (không bị bệnh), và họ có thể sử dụng thang đánh giá tiêu chuẩn để ghi lại những hành vi này.
Hiện nay có một số triệu chứng gợi ý ADHD ở trẻ em bao gồm thiếu tập trung, hiếu động thái quá hoặc bốc đồng. Nhiều trẻ bị ADHD thường:
- Chuyển động liên tục.
- Lúng túng và bồn chồn.
- Thường mắc sai lầm bất cẩn.
- Thường mất đồ.
- Dường như không nghe.
- Dễ bị phân tâm.
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
Để chẩn đoán ADHD, con của bạn cũng cần được kiểm tra thể chất đầy đủ, bao gồm kiểm tra thị lực và thính giác. Ngoài ra, FDA đã phê duyệt việc sử dụng Hệ thống hỗ trợ đánh giá cơ bản điện não thần kinh tâm thần [Neuropsychiatric EEG – Based Assessment Aid (NEBA) System], đây là một phương pháp quét không xâm lấn để đo sóng não theta và beta. Trong đó, tỷ lệ theta / beta ở trẻ em và thanh thiếu niên mắc ADHD (đã được chứng minh) là cao hơn so với trẻ em không bị tình trạng này. Hiện tại, kỹ thuật này đã được chấp thuận sử dụng ở trẻ em từ 6 đến 17 tuổi, cho dù chúng chỉ được sử dụng như một phần của bài kiểm tra y tế và tâm lý hoàn chỉnh.
Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên thu thập một lịch sử y tế đầy đủ để sàng lọc các tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến hành vi của bé. Sau đây là một số tình trạng có thể tương tự ADHD hoặc gây ra các hành vi giống như ADHD là:
- Những thay đổi lớn trong cuộc sống gần đây (chẳng hạn như ly dị, mất người thân hoặc thay đổi chỗ ở gần đây).
- Tình trạng động kinh không được phát hiện.
- Các vấn đề về tuyến giáp.
- Các vấn đề về giấc ngủ.
- Sự lo lắng.
- Trầm cảm.
- Nhiễm độc chì.
Chẩn đoán ADHD ở người lớn
Thực tế để chẩn đoán ADHD ở người lớn là điều không hề dễ dàng. Đôi khi, một người trưởng thành sẽ nhận ra các triệu chứng ADHD khi con trai hoặc con gái của họ được chẩn đoán. Đối với những trường hợp khác, họ sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia chuyên nghiệp và họ nhận ra các vấn đề về trầm cảm, lo lắng hoặc các triệu chứng khác có liên quan đến ADHD.
Ngoài các triệu chứng thiếu tập trung và/hoặc bốc đồng, người lớn bị ADHD có thể có các vấn đề khác, bao gồm:
Ngoài các triệu chứng thiếu tập trung và bốc đồng, người lớn bị ADHD có thể xuất hiện các vấn đề khác, bao gồm:
- Trễ giờ mãn tính và hay quên.
- Sự lo lắng.
- Kỹ năng tổ chức kém.
- Lòng tự trọng thấp.
- Vấn đề việc làm.
- Nóng tính.
- Khó hoàn thành một nhiệm vụ.
- Không suy nghĩ và phản ứng ngay lập tức, khó kiểm soát hành vi.
- Bồn chồn.
Nếu những khó khăn này không được quản lý một cách thích đáng, chúng có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc, xã hội, nghề nghiệp và học tập ở người lớn.
Để được chẩn đoán được ADHD ở người lớn, người bệnh phải có các triệu chứng hiện tại kéo dài từ thời thơ ấu. Thông thường các triệu chứng của ADHD vẫn tiếp tục là vấn đề ở tuổi trưởng thành đối với một nửa số trẻ bị ADHD. Do đó để chẩn đoán chính xác, những điều sau đây luôn được bác sĩ khuyến nghị:
- Lịch sử về hành vi của người bệnh khi họ còn nhỏ.
- Một cuộc phỏng vấn với bạn đời, cha mẹ, bạn thân hoặc những người bạn khác.
- Một cuộc kiểm tra thể chất kỹ lưỡng có thể bao gồm kiểm tra thần kinh.
- Kiểm tra tâm lý.