Rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) ở người lớn

Rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) ở người lớn

Rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là gì?

Chắc chắn đã có nhiều người đã từng nghe qua tình trạng ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder - Rối loạn tăng động thiếu chú ý). Và chúng có thể khiến bạn nghĩ về những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc chú ý hoặc những người bị tăng động hoặc bốc đồng. Thực tế người lớn cũng có thể bị ADHD. Hiện có khoảng 4% đến 5% người trưởng thành đang mắc phải tình trạng này. Nhưng có rất ít người lớn được chẩn đoán hoặc điều trị ADHD.

Câu hỏi được đặt ra là: Những ai có thể bị ADHD khi trưởng thành? Mọi người đều có thể bị ADHD từ khi họ còn nhỏ. Trong đó, một số trường hợp đã từng được chẩn đoán và nhận biết tình trạng này. Nhưng một số trường hợp khác có thể vẫn chưa được chẩn đoán khi họ còn nhỏ và chỉ phát hiện ra rối loạn này về sau trong cuộc sống.

Trong khi nhiều trẻ em bị ADHD đã vượt qua rối loạn này, thì vẫn có khoảng 60% trường hợp bị ADHD cho đến khi họ trưởng thành. Thông thường ADHD ở người lớn đều có những ảnh hưởng như nhau ở cả hai giới (nam và nữ).

 

Triệu chứng ADHD ở người lớn

Nếu bạn bị ADHD, bạn có thể thấy khó:

  • Thực hiện theo các hướng dẫn.
  • Ghi nhớ thông tin.
  • Tập trung.
  • Tổ chức công việc.
  • Hoàn thành công việc đúng hạn.

Những điều này có thể gây ra nhiều rắc rối ở từng thời điểm trong cuộc sống (như ở nhà, tại nơi làm việc hoặc ở trường) của bạn. Do đó, điều người bệnh cần làm là nhận điều trị và học cách quản lý ADHD (chúng có thể giúp ích). Hầu hết mọi người đều học cách thích nghi. Và người lớn bị ADHD có thể phát huy thế mạnh cá nhân và tìm thấy thành công.

 

Thách thức những người mắc phải ADHD ở tuổi trưởng thành

 

Nếu bạn bị ADHD, bạn có thể gặp rắc rối với:

  • Sự lo lắng.
  • Chán chán.
  • Trễ giờ mãn tính và hay quên.
  • Trầm cảm.
  • Khó tập trung khi đọc.
  • Gặp rắc rối trong việc kiểm soát cơn giận.
  • Luôn gặp vấn đề trong công việc.
  • Tính bốc đồng.
  • Khả năng chịu đựng sự thất vọng thấp.
  • Lòng tự trọng thấp.
  • Tâm trạng lâng lâng.
  • Kỹ năng tổ chức kém.
  • Chần chừ.
  • Gặp vấn đề trong các mối quan hệ.
  • Lạm dụng thuốc hoặc chất gây nghiện.
  • Động lực thấp.

Những điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến bạn rất nhiều, hoặc chúng có thể không làm phiền bạn nhiều. Nhưng chúng có thể gây ra vấn đề mọi lúc hoặc chỉ phụ thuộc vào tình huống.

Thực tế những người bị ADHD đều không giống nhau. Ví dụ: Bạn bị ADHD, nhưng bạn vẫn có thể tập trung nếu bạn quan tâm hoặc hào hứng với những gì bạn đang làm. Nhưng đối với một số người bị ADHD, họ gặp khó khăn trong việc tập trung trong bất kỳ trường hợp nào. Ví dụ: Một số người thường tìm kiếm sự kích thích, nhưng những người khác thì lại tránh nó. Thêm vào đó, một số người bị ADHD có thể bị nghiện và khó gần gũi. Những người khác có thể rất gần gũi và có nhiều mối quan hệ khác nhau (đi từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác).

Vấn đề ở trường

Đối với những trường hợp bị ADHD ở tuổi trưởng thành, họ có thể xuất hiện:

  • Không chịu học và học kém.
  • Gặp nhiều rắc rối.
  • Ở lại lớp.
  • Bỏ học.

Vấn đề trong công việc

Đối với những trường hợp bị ADHD ở tuổi trưởng thành, họ có nhiều khả năng:

  • Thay đổi công việc rất nhiều và thực hiện nhiệm vụ trong công việc kém.
  • Mức độ cảm thấy hài lòng trong công việc của họ luôn giảm và họ ít thành công hơn trong công việc.

Những vấn đề trong cuộc sống

Đối với những trường hợp bị ADHD ở tuổi trưởng thành, họ có nhiều khả năng:

  • Thường xuyên bị phạt nhiều vì lỗi hành vi tốc độ khi tham gia giao thông.
  • Hút thuốc lá.
  • Thường xuyên sử dụng rượu hoặc ma túy.
  • Không có nhiều tiền.
  • Họ thường gặp rắc rối về tâm lý như bị trầm cảm hoặc lo lắng.

Vấn đề về mối quan hệ

Đối với những trường hợp bị ADHD ở tuổi trưởng thành, họ có nhiều khả năng:

  • Có nhiều vấn đề về hôn nhân.
  • Thường xuyên ly thân và ly dị.
  • Có nhiều cuộc hôn nhân.

ADHD ở người lớn được chẩn đoán như thế nào?

Hãy tìm một bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị cho những người bị ADHD.

Bác sĩ có thể:

  • Yêu cầu bạn đi kiểm tra thể chất để đảm bảo không có bất cứ vấn đề y tế nào khác gây ra các triệu chứng của bạn.
  • Xét nghiệm máu.
  • Đề nghị kiểm tra tâm lý.
  • Đặt câu hỏi về lịch sử sức khỏe của bạn.

Mặc dù các chuyên gia không đồng ý về độ tuổi mà bạn có thể nhận được chẩn đoán ADHD đầu tiên, nhưng họ đồng ý rằng mọi người không đột nhiên phát triển tình trạng này khi trưởng thành. Đó là lý do tại sao khi bạn gặp bác sĩ, họ sẽ hỏi về hành vi của bạn và bất kỳ triệu chứng nào bạn có thể có khi còn nhỏ. Hoặc họ cũng có thể:

  • Nhìn vào thẻ báo cáo của trường. Hay bác sĩ sẽ tìm kiếm những bình luận về các vấn đề hành vi, sự tập trung kém, thiếu nỗ lực hoặc thực hiện công việc kém so với tiềm năng.
  • Nói chuyện với cha mẹ của bạn để tìm hiểu xem liệu bạn đã từng có bất kỳ triệu chứng nào trong thời thơ ấu hay không.

Những người bị ADHD có thể gặp khó khăn trong việc hòa đồng với những người khác từ khi họ còn là những đứa trẻ hoặc có một khoảng thời gian gặp khó khăn ở trường. Ngoài ra, giáo viên có thể làm việc với bạn. Chẳng hạn như, bạn nên ngồi ở đầu lớp.

Mặt khác, bác sĩ cũng có thể đặt ra câu hỏi: “Liệu có ai khác trong gia đình bạn bị ADHD hay không?” Và những điều trên có thể là thông tin hữu ích cho họ, bởi vì ADHD dường như được di truyền trong gia đình.

ADHD ở người lớn được điều trị như thế nào?

Nếu bác sĩ nói rằng bạn bị ADHD, khi đó điều bạn cần làm là hợp tác với họ và cùng nhau lên kế hoạch điều trị cho bạn.

Các kế hoạch điều trị có thể bao gồm thuốc, trị liệu, giáo dục hoặc tìm hiểu thêm về ADHD và tìm kiếm hỗ trợ từ gia đình.

Việc phối hợp những điều này cùng nhau có thể giúp bạn tìm ra những biện pháp mới, từ đó giúp cho những công việc trong cuộc sống hằng ngày được thực hiện dễ dàng hơn. Nói chung điều này có thể khiến cho bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân.

Bên cạnh đó, việc được bác sĩ kiểm tra đầy đủ là rất quan trọng. Bởi vì những người bị ADHD thường phải đối mặt với các tình trạng khác. Ví dụ: Bạn cũng có thể bị khuyết tật học tập, lo lắng hoặc những chứng rối loạn tâm trạng khác như rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc phụ thuộc vào ma túy hay rượu.

Thuốc điều trị ADHD cho người lớn

Thuốc kích thích.

Người lớn bị ADHD thường được cung cấp thuốc kích thích. Và trong một số nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 2/3 người trưởng thành bị ADHD, sau khi dùng các loại thuốc này, thì các triệu chứng của họ được cải thiện đáng kể.

Sau đây là một số loại thuốc kích thích thường thấy, bao gồm:

  • Dexmethylphenidate (Focalin).
  • Dextroamphetamine (Dexedrine).
  • Amphetamine/Dextroamphetamine (Adderall, Adderall XR).
  • Lisdexamfetamine (Vyvanse).
  • Methylphenidate (Concerta, Daytrana, Metadate, Methylin, Ritalin, Quillivant XR).

Nhưng không phải lúc nào loại thuốc này cũng lý tưởng. Tại sao? Bởi vì chúng có thể gây ra những vấn đề như:

  • Nghiện:

    Chất kích thích là những chất thường được kiểm soát. Điều đó có nghĩa là chúng có thể bị lạm dụng. Hiện nay một số người trưởng thành bị ADHD đều có vấn đề lạm dụng chất hoặc đã từng sử dụng chúng trong quá khứ.
  • Khó nhớ:

    Các loại thuốc kích thích tác dụng ngắn (so với tác dụng dài) có thể bị ngừng tác dụng nhanh chóng. Điều này có thể khiến những người bị ADHD gặp rắc rối với chứng hay quên, từ đó họ phải sử dụng chúng nhiều lần trong ngày, và đó có thể là một thách thức.
  • Khó quản lý thời gian:

    Nếu mọi người chọn ngừng dùng thuốc vào buổi tối, họ có thể khó tập trung trong những công việc thường ngày như làm việc nhà, thanh toán hóa đơn, giúp trẻ làm bài tập về nhà hoặc lái xe. Nhưng nếu họ dùng thuốc vào cuối ngày, họ có thể bị cám dỗ sử dụng rượu hoặc những thứ khác "để thư giãn".

Thuốc không kích thích.

Các bác sĩ cũng có kê đơn một loại thuốc không có chất kích thích, hoặc dạng thuốc uống hằng ngày cá nhân kèm theo kết hợp với một số loại thuốc kích thích như sau:

  • Strattera.
  • Guanfacine (Intuniv).
  • Clonidin (Kapvay).

Trị liệu và các phương pháp điều trị hành vi khác

Bạn cũng có thể muốn hỏi về việc thực hiện những liệu pháp này trong kế hoạch điều trị của mình:

  • Nhận thức và trị liệu hành vi.

    Loại trị liệu này có thể giúp người bị ADHD nâng cao lòng tự trọng.
  • Huấn luyện thư giãn và quản lý căng thẳng.

    Những điều này có thể làm giảm sự lo lắng và căng thẳng cho người bị ADHD.
  • Cố vấn.

    Đây là người có thể giúp người bị ADHD đặt mục tiêu. Mặt khác, họ có thể giúp người bị ADHD học những cách mới trong việc tổ chức công việc ở nhà và nơi làm việc.
  • Huấn luyện công việc hoặc cố vấn.

    Trị liệu này có thể hỗ trợ người bị ADHD trong công việc. Ngoài ra nó có thể giúp người bị ADHD cải thiện các mối quan hệ trong công việc tốt hơn và nâng cao hiệu suất làm việc hơn.
  • Giáo dục gia đình và trị liệu.

    Loại trị liệu này thể giúp người bị ADHD và những người thân của họ hiểu rõ hơn về tình trạng này. Bên cạnh đó nó cũng có thể giúp người bị ADHD tìm ra cách giảm bớt mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người xung quanh.

 

Những điều khác bạn có thể làm để quản lý ADHD

Dưới đây là một số điều bạn có thể tự làm để giúp cuộc sống với ADHD trở nên dễ quản lý hơn:

  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn.

    Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào cho ADHD hoặc cho bất kỳ tình trạng nào khác, hãy dùng thuốc chính xác theo quy định. Tuyệt đối không uống hai liều cùng một lúc để bắt kịp liều đã quên (có thể không tốt cho bạn và những người khác). Nếu bạn nhận thấy tác dụng phụ hoặc các vấn đề khác, hãy nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Tổ chức.

    Lập danh sách các nhiệm vụ hàng ngày (một cách hợp lý). Và thực hiện chúng đúng theo kế hoạch đã ra. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng công cụ lập kế hoạch hàng ngày, để lại ghi chú và đặt đồng hồ báo thức khi bạn cần nhớ một cuộc hẹn hoặc hoạt động khác.
  • Hít thở chậm.

    Nếu bạn có xu hướng thường làm những điều mà sau này bạn hối hận, chẳng hạn như ngắt lời người khác hoặc tức giận với người khác, hãy quản lý tính bốc đồng của bản thân bằng cách tạm dừng. Đếm đến 10 và thở chậm thay vì bạn hành động. Thông thường hành vi bốc đồng sẽ trôi qua nhanh chóng như khi nó xuất hiện.
  • Cắt giảm phiền nhiễu.

    Nếu bạn thấy bản thân dễ bị phân tâm bởi tiếng nhạc lớn hoặc tivi, hãy tắt nó hoặc nút tai. Hoặc bạn có thể di chuyển đến một địa điểm yên tĩnh hơn hay nhờ người khác giúp giảm bớt sự phiền nhiễu.
  • Đốt cháy thêm năng lượng.

    Nếu bạn bị tăng động hoặc cảm thấy bồn chồn, bạn có thể cần tìm một cách giúp bạn loại bỏ năng lượng. Ví dụ: Tập thể dục, thực hiện một sở thích hoặc những trò chơi khác có thể là lựa chọn tốt.
  • Yêu cầu giúp đỡ.

    Theo thời gian, tất cả mọi người đều cần sự giúp đỡ, và điều quan trọng là bạn đừng ngại yêu cầu điều này. Nếu bạn có những suy nghĩ hoặc hành vi gây rối, hãy hỏi nhân viên tư vấn nếu họ có bất kỳ ý tưởng nào tốt mà bạn có thể thử, và điều này giúp bạn kiểm soát bản thân tốt hơn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...