Rối Loạn Phân Liệt Cảm Xúc

Rối Loạn Phân Liệt Cảm Xúc

Rối loạn phân liệt cảm xúc là gì?

Rối loạn phân liệt cảm xúc là bệnh tâm lý mà người bệnh thường trải qua những đợt triệu chứng khá giống với tâm thần phân liệt như ảo giác hoặc hoang tưởng và cả triệu chứng của rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc hưng cảm. 2 loại thường gặp của rối loạn phân liệt cảm xúc là:

- Loại lưỡng cực:

Chỉ có những triệu chứng hưng cảm, có thể có hoặc không có giai đoạn trầm cảm.

- Loại trầm cảm:

Chỉ có những triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Bệnh tâm lí mà người bệnh thường trải qua những đợt triệu chứng khá giống với tâm thần phân liệt.

Bệnh tâm lí mà người bệnh thường trải qua những đợt triệu chứng khá giống với tâm thần phân liệt.

Hiện nay, các nhà khoa học không hoàn toàn chắc chắn liệu rối loạn phân liệt cảm xúc là một tình trạng phần lớn liên quan đến tâm thần phân liệt hay rối loạn tâm trạng. Tuy nhiên, căn bệnh trên thường được xem và điều trị như một dạng kết hợp của cả hai tình trạng trên.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc là gì?

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh trên vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên nhiều yếu tố kết hợp góp phần vào sự phát triển rối loạn này như di truyền hoặc các biến đổi hóa học hay cấu trúc não.

Mặc dù nguyên nhân gây ra căn bệnh trên chưa được xác định rõ nhưng các yếu tố nguy cơ sau đây có thể làm tăng khả năng mắc bệnh Rối loạn phân liệt cảm xúc, bao gồm:

- Có họ hàng chung dòng máu bị rối loạn phân liệt cảm xúc, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực.

- Các sự kiện căng thẳng kích hoạt các triệu chứng.

- Sử dụng các thuốc tâm thần kinh (thần kinh hoặc tâm thần).

Các sự kiện căng thẳng kích hoạt các triệu chứng.

Các sự kiện căng thẳng kích hoạt các triệu chứng.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc là gì?

Sau đây là các triệu chứng của căn bệnh trên tuy nhiên tùy vào tình trạng mỗi người có thể rất khác nhau và có thể nhẹ đến nặng, bao gồm:

Trầm cảm

- Chán ăn.

- Sụt cân hoặc tăng cân.

- Thay đổi giấc ngủ (ngủ rất ít hoặc rất nhiều).

- Kích động (rất bồn chồn).

- Thiếu năng lượng.

- Mất hứng thú trong các hoạt động thông thường.

- Cảm xúc vô dụng hay tuyệt vọng.

- Tự chỉ trích hoặc đổ lỗi cho bản thân.

- Có vấn đề về suy nghĩ hoặc tập trung.

- Suy nghĩ về cái chết hoặc muốn tự sát.

Hưng cảm

- Hoạt động nhiều hơn bình thường ở nơi làm việc, các hoạt động xã hội, hoặc hoạt động tình dục.

- Nói nhiều hơn hoặc nhanh hơn.

- Các suy nghĩ đến nhanh, dồn dập.

- Ít có nhu cầu ngủ.

- Kích động.

- Kiêu ngạo.

- Dễ bị phân tâm.

- Có các hành vi tự phá hoại hoặc nguy hiểm (uống rượu, ăn chơi, lái xe thiếu thận trọng).

Các suy nghĩ đến nhanh, dồn dập.

Các suy nghĩ đến nhanh, dồn dập.

Tâm thần phân liệt

- Ảo tưởng (từ chối tin vào những điều không có thực, ngay cả khi họ biết các bằng chứng thực tế).

- Ảo giác (cảm nhận mọi thứ không có thực như nghe thấy tiếng nói).

- Suy nghĩ lộn xộn.

- Hành vi bất thường.

- Chuyển động chậm hoặc không di chuyển.

- Thiếu cảm xúc trên nét mặt và lời nói.

- Mất động lực.

- Có vấn đề về ngôn ngữ và giao tiếp.

Điều trị bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

- Thuốc:

Hiện nay một số thuốc cần thiết để điều trị căn bệnh trên tuỳ thuộc vào loại trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, cùng với tâm thần phân liệt. Và các loại thuốc chính mà bác sĩ kê toa cho các triệu chứng như ảo giác, ảo tưởng và suy nghĩ lệch lạc này được gọi là thuốc chống loạn thần. Đối với các triệu chứng liên quan đến tâm trạng, thuốc chống trầm cảm hay ổn định tâm trạng như lithium có thể có hiệu quả. Đôi lúc thuốc chống loạn thần cũng có thể được sử dụng.

- Tâm lý:

Mục tiêu của loại hình tư vấn này là giúp bệnh nhân hiểu về căn bệnh của mình, thiết lập mục tiêu và quản lý các vấn đề hàng ngày liên quan đến bệnh. Liệu pháp gia đình nhằm giúp các thành viên trong gia đình giúp đỡ người bị rối loạn phân liệt cảm xúc hiệu quả hơn.

Mục tiêu của loại hình tư vấn này là giúp bệnh nhân hiểu về căn bệnh.

Mục tiêu của loại hình tư vấn này là giúp bệnh nhân hiểu về căn bệnh.

- Đào tạo các kỹ năng:

Tập trung đào tạo các kỹ năng cần thiết cho công việc và giao tiếp xã hội, chăm sóc bản thân và các hoạt động khác hàng ngày, bao gồm quản lý tiền bạc và các công việc trong gia đình.

- Nhập viện:

Tuy nhiên khi xuất hiện các cơn tâm thần khi đó bác sĩ có thể đòi hỏi người bệnh phải nhập viện, đặc biệt nếu người bệnh có ý muốn tự tử hoặc đe dọa làm tổn thương đến người khác.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...