Rối Loạn Lo Âu Xã Hội

Rối Loạn Lo Âu Xã Hội

Rối loạn lo âu xã hội là gì?

Hiện nay các vấn đề gây ra lo lắng trong một số tình huống xã hội là điều bình thường. Ví dụ như có một buổi hẹn hò hoặc một bài thuyết trình có thể gây ra cảm giác bồn chồn. Tuy nhiên, đối với hội chứng Rối loạn lo âu xã hội (hay còn gọi là chứng sợ xã hội), là tình trạng các tương tác hàng ngày gây ra sự lo lắng, sợ hãi, ý thức bản thân hay có thể là những bối rối đáng kể do bản thân sợ bị xoi mói kỹ lưỡng hoặc bị đánh giá bởi những người khác.

 Gây ra lo lắng trong một số tình huống xã hội là điều bình thường

Gây ra lo lắng trong một số tình huống xã hội là điều bình thường

Ám ảnh sợ xã hội là một tình trạng sức khỏe tâm thần mãn tính, nhưng có thể điều trị bằng những phương pháp như tư vấn tâm lý, thuốc men và học hỏi các kỹ năng đối phó có thể giúp bản thân có được sự tự tin và cải thiện khả năng tương tác với người khác.

Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn lo âu xã hội là gì?

Thực tế giống như nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chứng rối loạn lo âu xã hội có khả năng phát sinh từ một sự tương tác phức tạp của môi trường và gen. Sau đây là các nguyên nhân có thể bao gồm:

- Các đặc điểm di truyền:

Rối loạn lo âu có xu hướng xuất hiện trong gia đình. Tuy nhiên, không hoàn toàn rõ ràng bao nhiêu phần là do di truyền và bao nhiêu phần là do hành vi học được.

- Cấu trúc não:

Một cấu trúc trong não gọi là hạch hạnh nhân đóng vai trò trong việc kiểm soát các phản ứng sợ hãi. Những người có cơ quan này hoạt động quá mức có thể có một phản ứng sợ hãi thái quá, do đó tăng sự lo lắng trong các tình huống xã hội.

- Môi trường:

Rối loạn lo âu xã hội có thể là một hành vi học được. Nghĩa là, người bệnh có thể phát triển tình trạng này sau khi chứng kiến những hành vi lo lắng của người khác. Bên cạnh đó, có thể có một mối liên hệ giữa rối loạn lo âu xã hội với những cha mẹ kiểm soát hoặc bảo vệ con cái quá mức.

Một cấu trúc trong não gọi là hạch hạnh nhân đóng vai trò trong việc kiểm soát các phản ứng sợ hãi.

Một cấu trúc trong não gọi là hạch hạnh nhân đóng vai trò trong việc kiểm soát các phản ứng sợ hãi.

Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố sau đây có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng trên bao gồm:

- Lịch sử gia đình:

Người bệnh có nhiều khả năng phát triển chứng sợ xã hội nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột có tình trạng này.

- Các kinh nghiệm tiêu cực:

Những trường hợp đã bị trải qua các tình huống như bị trêu chọc, bắt nạt, bị từ chối, nhạo báng hoặc sỉ nhục, thường dễ bị hội chứng trên. Ngoài ra, các sự kiện tiêu cực khác trong cuộc sống, như xung đột gia đình hoặc lạm dụng tình dục, có thể liên quan đến chứng rối loạn lo âu xã hội.

- Tính cách:

Những trẻ nhút nhát, rụt rè, lãnh đạm hoặc hạn chế khi phải đối mặt với những tình huống mới hoặc gặp người mới có nguy cơ cao hơn.

- Những đòi hỏi mới của xã hội hoặc công việc:

Gặp gỡ những người mới, đưa ra một bài phát biểu trước công chúng hoặc thực hiện một bài thuyết trình quan trọng cũng có thể gây ra các triệu chứng rối loạn lo âu xã hội lần đầu tiên. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường có nguồn gốc từ thời niên thiếu.

- Có một tình trạng sức khỏe thu hút sự chú ý:

Biến dạng, nói lắp, bệnh Parkinson và các tình trạng sức khỏe khác có thể làm tăng cảm giác tự ý thức và kích hoạt chứng rối loạn lo âu xã hội ở một số người.

Triệu chứng thường thấy ở hội chứng rối loạn lo âu xã hội là gì?

Thực tế, cảm giác nhút nhát hoặc khó chịu trong những tình huống nhất định là dấu hiệu đầu tiên của Rối loạn lo âu xã hội, đặc biệt là ở trẻ em. Ngoài ra, mức độ thoải mái trong các tình huống xã hội khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tính cách của từng cá nhân và kinh nghiệm sống. Một số trường hợp có bản chất tự nhiên dè dặt, tuy nhiên một số trường hợp khác thì dễ dàng hòa nhập.

Ngược lại với sự lo lắng hàng ngày, hội chứng Rối loạn lo âu xã hội có thể bao gồm sợ hãi, lo lắng và tránh can thiệp vào thói quen hàng ngày, làm việc, trường học hoặc các hoạt động khác.

Triệu chứng cảm xúc và hành vi

Sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội có thể diễn ra trong thời gian dài bao gồm:

- Sợ các tình huống mà bản thân có thể bị đánh giá.

- Lo lắng về sự xấu hổ hoặc làm nhục bản thân.

- Lo lắng bản thân sẽ xúc phạm một ai đó.

- Sợ hãi cực độ khi tương tác hoặc nói chuyện với người lạ.

- Sợ những người khác nhận thấy bản thân đang lo lắng.

- Sợ các triệu chứng về thể chất làm bạn bối rối như đỏ mặt, vã mồ hôi, run rẩy hoặc giọng nói run rẩy.

- Tránh làm việc hay nói chuyện với mọi người vì sợ xấu hổ.

- Tránh tình huống mà bản thân có thể là trung tâm của sự chú ý.

- Lo lắng với dự đoán một hoạt động hoặc sự kiện đáng sợ.

- Dành thời gian sau một tình huống xã hội để phân tích cách ứng xử và tìm ra các lỗi trong các tương tác của bản thân.

- Chờ đợi những hậu quả tồi tệ nhất có thể từ một kinh nghiệm tiêu cực trong một tình huống xã hội.

Đối với trẻ em, những nỗi lo lắng khi tương tác với người lớn hoặc bạn cùng lứa có thể hiển thị bởi khóc, giận dỗi, bám vào cha mẹ hoặc từ chối nói chuyện trong các tình huống xã hội.

Loại biểu hiện của hội chứng Rối loạn lo âu xã hội là khi bản thân cảm thấy sợ hãi và lo lắng cực độ xảy ra trong thời gian nói chuyện hoặc trình bày trước nhiều người, nhưng không phải trong các loại tình huống xã hội khác.

Triệu chứng thực thể

Sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng thực thể đôi khi có thể đi cùng với ám ảnh sợ xã hội bao gồm:

- Nhịp tim nhanh.

- Dạ dày khó chịu hoặc buồn nôn.

- Hơi thở hổn hển.

- Chóng mặt hoặc choáng váng.

- Lẫn lộn hoặc cảm giác “rời khỏi cơ thể”.

- Tiêu chảy.

- Căng thẳng cơ bắp.

Tránh các tình huống xã hội bình thường

Ngoài ra, các hoạt động xảy ra thông thường hàng ngày có thể trở nên rất khó chịu khi bạn bị chứng lo âu xã hội, ví dụ:

- Sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

- Tương tác với người lạ.

- Ăn ở trước mặt người khác.

- Giao tiếp bằng mắt.

- Bắt chuyện.

- Hẹn hò.

- Tham dự tiệc hoặc tụ họp xã hội.

- Đi làm hoặc đi học.

- Bước vào một căn phòng mà mọi người đều đã ngồi.

- Trả lại hàng cho cửa hàng.

Điều trị hội chứng rối loạn lo âu xã hội

Hiện nay, để điều trị hội chứng trên thì cac bác sĩ thường sử dụng hai phương pháp phổ biến nhất là thuốc và liệu pháp tâm lý. Và hai phương pháp điều trị trên có thể được sử dụng kết hợp.

Liệu pháp tâm lý

Tư vấn tâm lý cải thiện các triệu chứng ở hầu hết những người bị chứng lo lắng xã hội. Trong điều trị, người bệnh sẽ học cách nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và phát triển các kỹ năng giúp họ có được sự tự tin trong các tình huống xã hội.

Liệu pháp nhận thức hành vi là loại phổ biến nhất trong tư vấn sự lo lắng. Trong liệu pháp này là nhận thức dựa trên sự tiếp xúc, người bệnh dần học cách đối mặt với những tình huống mà họ sợ nhất. Liệu pháp này có thể cải thiện các kỹ năng đối phó và giúp người bệnh phát triển sự tự tin để đối phó với các tình huống gây lo lắng. Ngoài ra, họ cũng có thể tham gia vào việc đào tạo các kỹ năng hoặc nhập vai thực hành các kỹ năng xã hội để đạt được sự thoải mái và tự tin khi tiếp xúc với những người khác.

Các loại thuốc được lựa chọn đầu tiên  

Một số loại thuốc được dùng để điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội. Tuy nhiên, các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) thường là loại đầu tiên được sử dụng điều trị các triệu chứng lo lắng xã hội dai dẳng. Bác sĩ có thể kê toa paroxetine (Paxil) hoặc sertraline (Zoloft).

Các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin và norepinephrine (SNRI) venlafaxine (Effexor XR) cũng có thể là một lựa chọn để điều trị chứng rối loạn lo sợ xã hội.

Để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ, bác sĩ có thể giúp người bệnh bắt đầu với liều thuốc thấp và tăng dần theo toa. Có thể mất vài tuần đến vài tháng điều trị, các triệu chứng mới được cải thiện đáng kể.

Các loại thuốc khác

Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm thần cũng có thể kê toa thuốc khác cho các triệu chứng lo âu xã hội như:

Các thuốc chống trầm cảm khác: Người bệnh có thể phải thử các thuốc chống trầm cảm khác nhau để tìm ra loại thuốc hiệu quả nhất và ít tác dụng phụ nhất gây ra cho họ.

Thuốc chống lo âu: Benzodiazepines có thể làm giảm mức độ lo lắng. Mặc dù thuốc này có tác dụng rất nhanh, chúng có thể gây nghiện và an thần, vì vậy chúng thường chỉ được kê toa sử dụng ngắn hạn. 

Chẹn beta: Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các tác động kích thích của epinephrine (adrenaline). Chúng có thể làm giảm nhịp tim, huyết áp, tim đập thình thịch, giọng nói và chân tay run. Do đó, chúng có tác dụng tốt nhất khi sử dụng không thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng cho một tình huống đặc biệt như trình bày bài phát biểu. Thuốc này không được khuyến khích để điều trị chung cho chứng rối loạn lo lắng xã hội. 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...