Rối Loạn Kinh Nguyệt

Rối Loạn Kinh Nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì?

Thông thường khi đến chu kỳ kinh nguyệt thường mang lại một loạt các triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó, hội chứng tiền kinh nguyệt, chẳng hạn như đau quặn bụng và mệt mỏi là các vấn đề phổ biến nhất, tuy nhiên những triệu chứng này thường mất đi khi chu kỳ bắt đầu. Ngoài ra, một số những bất thường kinh nguyệt khác nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra như kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít, hay không có kinh.

Và luôn nhớ rằng chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở mỗi người là khác nhau. Vì thế gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ thay đổi đáng kể nào về chu kỳ kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng rất phổ biến và những ai đã có kinh nguyệt đều có thể mắc phải bệnh này. Vì thế có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt là gì?

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt, nhưng các nguyên nhân sau đây là thường gặp nhấy bao gồm:

- Mang thai hoặc cho con bú: Trễ kinh có thể là một dấu hiệu mang thai. Sau khi mang thai, kinh nguyệt bị ngừng.

- Rối loạn ăn uống, giảm cân hoặc tập thể dục quá mức: Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng chán ăn, giảm cân và hoạt động thể chất quá mức có thể gây rối loạn kinh nguyệt.

- Hội chứng buồng trứng đa nang: Đối với những phụ nữ bị mắc chứng rối loạn hệ thống nội tiết này thường có tình trạng kinh nguyệt không đều và họ có thể thấy được buồng trứng to chứa nhiều nang trứng khi siêu âm.

- Suy buồng trứng sớm: Suy buồng trứng sớm là tình trạng buồn trứng mất chức năng trước tuổi 40. Đối với những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm.

- Bệnh viêm vùng chậu: Đây là tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản gây chảy máu kinh nguyệt không đều.

- U xơ tử cung: U xơ tử cung là u lành không phải ung thư của tử cung, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài.

Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố sau đây có thể gốp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Đối với những trường hợp bắt đầu có kinh nguyệt lúc 11 tuổi hoặc trẻ hơn thì thường có nguy cơ cao gặp phải các cơn đau nặng, chu kỳ kinh dài và nhiều hơn. Còn đối với các bé gái mới dậy thì có thể bị vô kinh trước khi chu kỳ rụng trứng trở nên thường xuyên khi trưởng thành. Còn ở những phụ nữ mãn kinh cũng có thể bị lỡ kinh và thỉnh thoảng bị xuất huyết nặng.
  • Cân nặng:

    Thừa cân hoặc thiếu cân có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh và vô kinh.
  • Chu kỳ kinh nguyệt và lượng kinh:

    Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn có thể dẫn đến các cơn đau quặn bụng.
  • Tiền sử mang thai: Đối với những phụ nữ mang thai nhiều lần thường có nguy cơ cao bị rong kinh. Còn ở những trường hợp chưa bao giờ sinh con thì nguy cơ cao bị đau bụng kinh so với những phụ nữ sinh con đầu lòng ở độ tuổi trẻ có nguy cơ thấp hơn.
  • Hút thuốc:

    Hút thuốc có thể khiến cho rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn.
  • Căng thẳng: Căng thẳng về thể chất và tinh thần có thể ngăn chặn việc sản sinh ra các hormone luteinizing, dẫn đến vô kinh tạm thời.

Các triệu chứng thường thấy của bệnh rối loạn kinh nguyệt là gì?

Hiện nay rối loạn kinh nguyệt có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết. Tuy nhiên sau đây là một số triệu chứng phổ biến của căn bệnh trên bao gồm:

Hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt:

Thông thường tình trạng này xảy ra 1-2 tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu. Ngoài ra, một số phụ nữ sẽ trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc. Tuy nhiên một số trường hợp khác có thể trải qua một vài triệu chứng hoặc không có bất cứ triệu chứng nào. Bên cạnh đó tình trạng này có thể gây đầy hơi, cáu gắt, đau lưng, nhức đầu, đau ngực, nổi mụn, thèm ăn, mệt mỏi quá mức, phiền muộn, lo lắng, cảm giác căng thẳng, mất ngủ, táo bón, bệnh tiêu chảy, đau bụng nhẹ.

Rong kinh:

Tình trạng này làm người bệnh chảy máu nhiều hơn bình thường. Chu kỳ kinh cũng có thể lâu hơn bình thường từ 5-7 ngày.

Vô kinh:

Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể không có kinh điều này được gọi là vô kinh. Và đối với tình trạng vô kinh nguyên phát là khi người bệnh không có chu kỳ kinh đầu tiên ở năm bạn 16 tuổi. Đôi khi tình trạng này có thể do một vấn đề về tuyến yên, một khiếm khuyết bẩm sinh của hệ thống sinh sản nữ hoặc dậy thì chậm. Còn đối với vô kinh thứ phát xảy ra khi chu kỳ kinh vốn có bị gián đoạn từ sáu tháng trở lên.

Cách điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Hiện nay các phương pháp điều trị căn bệnh trên sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt. Và thuốc tránh thai có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt cũng như điều tiết chu kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu là đa kinh hay thiểu kinh so với bình thường thì lại liên quan đến tuyến giáp hoặc các chứng rối loạn nội tiết tố khác thì lúc đó người bệnh có thể áp dụng liệu pháp thay thế hormone, chu kỳ kinh sẽ đều đặn trở lại.

Ngoài ra, đau bụng kinh có thể là do nội tiết tố hoặc do những nguyên nhân khác khi đó bệnh nhân cũng có thể được chỉ định điều trị để giải quyết vấn đề, ví dụ như uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm vùng chậu.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...