Răng Đổi Màu và Sức Khỏe Răng
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đổi màu răng, bao gồm:
Thực phẩm - đồ uống:
Cà phê, trà, cola, rượu vang, một số loại trái cây và rau quả (ví dụ: Táo và khoai tây) có thể làm ố răng.
Sử dụng thuốc lá:
Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá có thể làm ố răng.
Vệ sinh răng miệng kém:
Không đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng sát trùng có thể gia tăng mảng bám dẫn đến răng bị đổi màu.
Dịch bệnh:
Một số căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến men răng (bề mặt cứng của răng) và ngà răng (bên dưới men răng) dẫn đến răng bị đổi màu. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến màu răng (Ví dụ: Xạ trị đầu và cổ hoặc hóa trị). Bên cạnh đó, một số nhiễm trùng nhất định trong thai kỳ từ các bà mẹ có thể làm răng chuyển màu ở trẻ sơ sinh bằng cách ảnh hưởng đến sự phát triển men.
Thuốc:
Các kháng sinh Tetracycline và Doxycycline có thể là làm mất màu răng của trẻ. Ngoài ra, nước súc miệng và nước rửa có chứa chlorhexidine và cetylpyridinium clorua cũng có thể làm ố răng. Không những thế thuốc kháng histamin (như Benadryl), thuốc chống loạn thần và thuốc trị huyết áp cao cũng gây đổi màu răng.
Vật liệu nha khoa:
Một số vật liệu được sử dụng trong nha khoa, chẳng hạn như trám răng amalgam, đặc biệt là các vật liệu có chứa bạc sunfua, có thể tạo màu đen xám cho răng.
Độ tuổi:
Khi bạn già đi, lớp men bên ngoài trên răng bị mòn đi, để lộ màu vàng tự nhiên của ngà răng.
Di truyền học:
Một số người có men răng tự nhiên sáng hơn hoặc dày hơn những người khác.
Môi trường:
Quá nhiều fluoride trong môi trường (nồng độ fluoride tự nhiên cao trong nước) hoặc do sử dụng quá mức (sản phẩm fluoride, nước súc miệng, kem đánh răng và bổ sung fluoride) có thể gây đổi màu răng.
Chấn thương:
Ví dụ: Chấn thương từ một cú ngã có thể làm xáo trộn sự hình thành men răng ở trẻ nhỏ (răng vẫn đang phát triển). Đôi khi, chấn thương cũng có thể gây đổi màu cho răng ở tuổi trưởng thành.
Làm thế nào có thể ngăn ngừa sự đổi màu răng?
Bạn có thể ngăn ngừa được tình trạng này bằng cách thực hiện một vài thay đổi đơn giản trong cuộc sống thường ngày, có thể giúp bạn ngăn ngừa việc răng bị đổi màu. Ví dụ: Nếu bạn là người thường xuyên uống cà phê hoặc hút thuốc, nên cố gắng cắt giảm hoặc ngừng sử dụng. Ngoài ra, nên cải thiện vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa, sử dụng nước súc miệng hàng ngày và được làm sạch răng bởi nha sĩ cứ mỗi 6 tháng/lần.
Tuy nhiên, nếu răng của bạn xuất hiện một màu sắc bất thường (mà không thể giải thích được) và các triệu chứng khác cũng xảy ra, hãy gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt.
Những phương pháp điều trị nào hiện có để làm trắng răng?
Cho đến nay các phương pháp điều trị làm trắng răng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân của sự đổi màu và có thể bao gồm:
- Sử dụng kỹ thuật đánh răng và xỉa răng không đúng cách.
- Tránh các thực phẩm và đồ uống dễ gây ra vết ố.
- Phục hồi răng.
- Miếng dán răng.
- Sử dụng các chất làm trắng không kê đơn.
- Sản phẩm làm trắng tại nhà mua từ nha sĩ.
- Làm trắng răng tại phòng nha.