Rách Sụn Chêm
Rách sụn chêm là tình trạng gì?
Rách sụn chêm là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở đầu gối. Tình trạng này xảy ra khi đầu gối bị di chuyển hoặc xoay mạnh, đặc biệt là khi toàn bộ trọng lượng đặt lên đầu gối, có thể dẫn tới rách sụn chêm.
Mỗi đầu gối có hai miếng sụn chêm, nó giống như miếng đệm giữa xương sống và xương chậu. Vì thế khi tình trạng này xảy ra sẽ gây đau, sưng, cứng khớp và gặp khó khăn khi co giãn đầu gối.
Hiện tại để điều trị căn bệnh này bác sĩ thường sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn - chẳng hạn như nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc - nhằm giảm đi các cơn đau do bị rách sụn chêm và giúp chúng hồi phục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, rách sụn chêm cần phải được điều trị bằng phẫu thuật.
Rách sụn chêm là tình trạng cực kỳ phổ biến, thường xảy ra ở các vận động viên.
Nguyên nhân gây rách sụn chêm là gì?
Hiện nay, tình trạng này xảy ra khi đầu gối bị di chuyển hoặc xoay mạnh, chẳng hạn như xoay vòng hoặc đột ngột di chuyển. Ngay cả khi quỳ gối, ngồi xổm hoặc mang một vật nặng, cũng có thể dẫn là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến rách sụn chêm. Còn ở người lớn tuổi, thoái hoá đầu gối có thể góp phần khiến sụn chêm bị rách.
Những triệu chứng phổ biến rách sụn chêm là gì?
Sau đây là các triệu chứng thường thấy của căn bệnh này như:
- Cảm giác đầu gối bị bật ra.
- Sưng hoặc cứng khớp.
- Đau, đặc biệt khi xoay đầu gối.
- Khó duỗi thẳng chân.
- Đầu gối cứng, khó khăn khi di chuyển.
Những phương pháp điều trị rách sụn chêm là gì?
Cho đến nay, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ xử lý tình trạng này tùy vào loại vết rách, kích thước và vị trí của nó. Sau đây là một số phương pháp điều trị này bao gồm:
Điều trị không phẫu thuật
Nếu vết rách nhỏ và ở mép ngoài của mảnh sụn, người bệnh không cần phải phẫu thuật (nếu các triệu chứng không xuất hiện và đầu gối ổn định).
Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện liệu trình RICE. Liệu trình này có hiệu quả đối với hầu hết các chấn thương liên quan đến thể thao. RICE bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, băng hoặc băng ép và nâng cao chân.
- Nghỉ ngơi: Người bệnh cần ngưng các hoạt động gây ra chấn thương. Bác sĩ có thể khuyên họ sử dụng nạng để tránh đặt trọng lượng lên chân.
- Chườm đá: Người bệnh nên sử dụng túi chườm lạnh trong 20 phút, thực hiện vài lần trong ngày. Tuy nhiên họ không nên đặt đá trực tiếp lên da.
- Băng ép: Để ngăn ngừa đầu gối thêm sưng và mất máu, người bệnh cần mang băng ép đàn hồi.
- Nâng cao chân: Để giảm sưng, người bệnh nên nằm và đưa chân lên cao hơn tim.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Như aspirin và ibuprofen cũng làm giảm đau và sưng.
Điều trị phẫu thuật
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn tồn tại sau khi thực hiện các phương pháp trên, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phẫu thuật.
Phẫu thuật mở là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất trong điều trị tình trạng này. Ngoài ra còn các phương pháp phẫu thuật khác như:
- Phẫu thuật nội soi một phần: Trong phẫu thuật này, các mô sụn chêm bị tổn thương sẽ bỏ đi.
- Phục hồi vết rách sụn chêm: Một số vết rách sụn chêm sẽ được bác sĩ khâu lại. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại vết rách, cũng như tình trạng chung của người bệnh. Do sụn chêm phải gắn lại với nhau, nên thời gian hồi phục sau khi điều trị lâu hơn nhiều so với phẫu thuật cắt bỏ mô.
- Phục hồi chức năng: Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể bó bột hoặc nẹp để cố định đầu gối. Nếu người bệnh đã làm thủ thuật phục hồi vết rách sụn chêm, họ sẽ cần phải sử dụng nạng trong khoảng một tháng để giữ trọng lượng của đầu gối.
Sau khi việc điều trị hoàn thành, bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập phục hồi chức năng. Người bệnh cần phải tập thể dục thường xuyên để khôi phục lại khả năng di chuyển và sức mạnh của đầu gối. Ngoài ra, các bài tập tăng cường sẽ được bổ sung vào kế hoạch điều trị của họ.
Phần lớn việc phục hồi có thể được thực hiện ở nhà, tuy nhiên bác sĩ cũng có thể đề nghị phương pháp vật lý trị liệu. Hiện tại, thời gian phục hồi vết rách sụn chêm là khoảng 3 tháng. Còn ở giải phẫu thời gian phục hồi là khoảng 3 đến 4 tuần.