Polyp tử cung

Polyp tử cung

Polyp tử cung hoặc polyp nội mạc tử cung là sự phát triển quá mức của tế bào lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là nội mạc tử cung). Các polyp có hình tròn hoặc bầu dục và có kích thước từ vài mm (kích thước một hạt mè) đến một vài cm (kích thước một quả bóng gôn) hoặc lớn hơn. Mặc dù một số polyp là ung thư hoặc sẽ chuyển thành ung thư (polyp tiền ung thư), nhưng hầu hết polyp là lành tính. Đây là loại tăng sinh tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản của phụ nữ và kinh nguyệt của họ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh lý này rất hiếm gặp ở tuổi vị thành niên. Đa số các trường hợp được cho rằng có liên quan đến sự gia tăng nồng độ và tác động estrogen nội sinh hay ngoại sinh.

  • Tamoxifen: Polyp lòng tử cung xuất hiện ở 2 - 36% phụ nữ hậu mãn kinh có điều trị tamoxifen (một loại thuốc được sử dụng điều trị những trường hợp ung thư vú).

  • Béo phì: Một nghiên cứu hồi cứu 223 phụ nữ thụ tinh ống nghiệm đã cho thấy những phụ nữ có BMI ≥30 có tỷ lệ polyp lòng tử cung (55%) cao hơn đáng kể so với những phụ nữ khác (15%).

  • Một số yếu tố nguy cơ khác được nhắc đến như: Liệu pháp điều trị hormon thay thế ở những phụ nữ hậu mãn kinh có chứa estrogen, Hội chứng Lynch và Cowden…

Dấu hiệu nhận biết bạn bị polyp tử cung

Polyp tử cung thường không có biểu hiện rõ ràng nên các chị em phụ nữ thường rất khó phát hiện và nhầm lẫn với 1 số các bệnh khác. Thông thường, các chị em thường phát hiện ra bệnh khi thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc khi có một số triệu chứng bất thường.

Triệu chứng hay gặp nhất là:

  • Ra máu âm đạo bất thường.
  • Ra máu sau khi quan hệ tình dục.

  • Ra máu giữa chu kỳ kinh.

  • Ra máu sau khi thụt rửa âm đạo.

  • Ra máu sau mãn kinh.

Đôi khi ra dịch tiết âm đạo quá nhiều màu trắng hoặc màu vàng.

Những dấu hiệu trên cũng có thể là biểu hiện sớm của ung thư tử cung, nên bạn hãy đến sớm các cơ sở y tế để khám và có chẩn đoán chính xác.


(A): ployp có cuống (B): polyp không có cuống (C): trường hợp đa polyp

Chẩn đoán bệnh polyp tử cung

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về bệnh sử kinh nguyệt để biết chiều dài kỳ kinh và tính chu kỳ đều đặn của nó. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc có dịch tiết âm đạo bất thường, hãy cho bác sĩ biết.

Nếu nghi ngờ bạn bị polyp tử cung, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Siêu âm qua âm đạo:

    Thiết bị này phát ra sóng siêu âm, cho thấy hình ảnh bên trong tử cung.

  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung:

    Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ bơm một chất lỏng vô trùng vào tử cung thông qua ống thông để làm tử cung sẽ mở rộng và cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn về bất kỳ tăng trưởng trong khoang tử cung qua siêu âm.

  • Nội soi buồng tử cung:

    Để chẩn đoán hoặc điều trị polyp tử cung. Trong thủ thuật này, bác sĩ đưa một máy quay dài, mảnh và có đèn đi vào âm đạo và cổ tử cung để kiểm tra bên trong tử cung. Bác sĩ đôi khi cũng kết hợp nội soi buồng tử cung với phẫu thuật để cắt bỏ các polyp.

  • Sinh thiết nội mạc tử cung:

    Bác sĩ sẽ sử dụng ống hút để thu thập các mẫu từ thành tử cung và gửi đến phòng thí nghiệm để xem có bất thường hay không.

  • Nạo:

    Bác sĩ chỉ thực hiện thủ tục này trong phòng mổ, kết hợp cả chẩn đoán và điều trị polyp. Bác sĩ sẽ sử dụng que nạo để lấy mô từ thành tử cung và kiểm tra dưới kính hiển vi.

* Chẩn đoán xác định tính chất lành tính hay ác tính polyp tử cung cần dựa trên đánh giá mô học sau khi đã sinh thiết (hoặc can thiệp cắt bỏ) khối polyp.

Điều trị Polyp tử cung

Thông thường khi phát hiện polyp tử cung, chị em đều mong muốn điều trị sớm để loại bỏ sự khó chịu và các bất thường do polyp. Loại bỏ polyp cổ tử cung thường đơn giản, có thể thực hiện ngay tại phòng khám và không cần thuốc giảm đau. Các phương pháp xử trí polyp tử cung có thể thực hiện ngay tại phòng khám:

  • Xoắn chân polyp cổ tử cung trên bề mặt.

  • Buộc chỉ phẫu thuật quanh chân polyp và cắt bỏ.

  • Dùng vòng kẹp loại bỏ polyp.

  • Một số phương pháp loại bỏ chân polyp: Ni tơ lỏng, dao điện đốt chân, tia lazer.

  • Đối với những trường hợp Polyp ống cổ tử cung, chân polyp to thì có thể bạn sẽ được làm thủ thuật tại phòng mổ; các bác sĩ sẽ mở ống cổ tử cung cắt polyp và đốt chân, sau đó sẽ khâu phục hồi ống cổ tử cung.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Sau khi làm phẫu thuật bạn sẽ dùng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.

Polyp sẽ được gửi giải phẫu bệnh để kiểm tra tế bào.

Có thể bạn ra chút máu âm đạo 1-2 ngày nhưng đừng lo lắng, hiện tượng này sẽ tự hết.

Kiêng quan hệ tình dục 4-6 tuần theo lời dặn của bác sĩ.

Bạn hãy đến gặp lại bác sĩ kiểm tra lại sau 1 tháng.

Polyp tử cung có tái phát không?

Một số trường hợp cắt bỏ polyp, một thời gian sau lại thấy xuất hiện lại. Nguyên nhân bệnh polyp tử cung tái phát là do:

  • Viêm nhiễm mãn tính gây nên, nếu đơn thuần cắt bỏ Polyp mà không tiêu viêm, các chứng viêm trong tử cung vẫn tồn tại khiến polyp xuất hiện trở lại.

  • Khi cắt bỏ nhưng vẫn chưa được triệt để gốc rễ các polyp mọc sâu trong tử cung khiến polyp mọc lại.

  • Khi tiến hành lại bỏ Polyp, chỉ xử lý được những polyp có thể nhìn thấy được mà không loại bỏ hết được các Polyp không nhìn thấy. Những polyp này sẽ tiếp tục phát triển thành những polyp mới.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...