Phụ nữ trung niên có nguy cơ cao bị hội chứng chuyển hóa
Phụ nữ trung niên chuẩn bị chuyển sang thời kỳ mãn kinh có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và tiểu đường tuýp 2, nếu họ tập thể dục nhiều hơn hoặc có chế độ ăn uống phù hợp ít calo hơn, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Endocrrinology & Metabolism.
Hội chứng chuyển hóa là tình trạng một nhóm các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Nguyên nhân chính xác của hội chứng chuyển hóa hiện chưa được xác định rõ nhưng yếu tố di truyền, béo phì và lười tập thể dục có thể làm tăng thêm sự phát triển của hội chứng trên. Theo số liệu điều tra gần đây, cứ 5 người Mỹ thì có 1 trường hợp mắc hội chứng chuyển hóa. Thông thường những bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng trên khi họ có từ ba yếu tố nguy cơ trở lên bao gồm lượng mỡ trong cơ thể cao, cholesterol thấp ("tốt"), hàm lượng chất béo trong máu cao, huyết áp cao và đường huyết cao.
Phụ nữ trung niên chuẩn bị chuyển sang thời kỳ mãn kinh có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và tiểu đường tuýp 2.
Nghiên cứu trước đây chỉ tập trung chủ yếu vào bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ sau mãn kinh. Nghiên cứu này là nghiên cứu duy nhất vì nó tập trung vào các giai đoạn sớm hơn trong cuộc sống của phụ nữ, quá trình chuyển đổi mãn kinh ở tuổi trung niên, để ngăn chặn lại các bệnh này. Tác giả Jennifer S. Lee, bác sỹ chuyên khoa, Phó Giáo sư Y khoa, Trung tâm Y khoa Stanford, California cho biết " Để khám phá ra các yếu tố có thể thay đổi các hoạt động thể chất và chế độ ăn ít calo hơn thường ít được phổ biến ở phụ nữ trung niên, các trường hợp được phục hồi khi mắc phải hội chứng trong nghiên cứu này thông báo họ được tư vấn các phương pháp phòng ngừa hữu ích trong cuộc sống của họ.
Trong nghiên cứu đa sắc tộc sắp tới, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 3.003 trường hợp (trong đó có 1412 người Mỹ, 851 người Mỹ gốc Phi, 272 người Nhật, 237 người Mỹ gốc Tây Ban Nha, 231 người Trung Quốc) đang trong giai đoạn chuyển sang thời kỳ mãn kinh. Qua đó các nhà nghiên cứu thấy rằng nguy cơ tim mạch và tình trạng béo phì là yếu tố phổ biến nhất gây ra hội chứng chuyển hóa. Họ cũng nhận ra rằng những thay đổi trong hoạt động thể chất và chế độ ăn phù hợp ít calo có thể giúp bệnh nhân phục hồi khi mắc phải hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra, các trường hợp có hoạt động thể chất trong nhiên cứu ít có khả năng mắc phải hội chứng chuyển hóa hơn là những phụ nữ không hoạt động.
Tổng hợp từ tạp chí Endocrrinology & Metabolism