Phụ nữ hút thuốc dẫn đến mãn kinh sớm và liên quan đến ung thư bàng quang
Trong một nghiên cứu mới đây cho thấy đối với những trường hợp mãn kinh trước 45 tuổi đều có nguy cơ cao bị ung thư bàng quang và thường xảy ra ở những phụ nữ hút thuốc. Trong nghiên cứu này, đã xem xét kết quả sức khỏe của hơn 220.000 y tá tại Hoa Kỳ, được trình bày tại Hiệp hội tiết niệu Châu âu (ở Barcelona).
Ung thư bàng quang là ung thư phổ biến đứng thứ 6 tại Châu âu. Thường xảy ra ở nam giới hơn nữ giới, tuy nhiên hầu hết phụ nữ phát hiện mắc phải căn bệnh này đều ở giai đoạn tiến triển, vì thế tỷ lệ tử vong của họ cao hơn so với nam giới. Mỗi năm, khoảng 27.000 phụ nữ Châu âu và 19.000 phụ nữ Mỹ được chẩn đoán bị ung thư bàng quang.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một nghiên cứu được kết hợp bởi các nhà khoa học Hoa Kỳ và Châu âu đã sử dụng dữ liệu của Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá I và II, và theo dõi kết quả sức khỏe của hơn 220.000 y tá (Hoa Kỳ) kể từ năm 1976. Và họ đã phát hiện ra, ở những phụ nữ mãn kinh sớm (trước 45 tuổi) đều có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao hơn 45% so với những người mãn kinh sau 50 tuổi. Nếu những phụ nữ này hút thuốc thì tỷ lệ tăng lên là 53%. Ở các nước phát triển, cứ 20 phụ nữ thì có 1 người trải qua thời kỳ mãn kinh sớm (trước tuổi 45), độ tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Mohammad Abufaraj (hiện đang làm việc tại Đại học Vienna) nhận xét: Chúng tôi thấy rằng đối với những phụ nữ hút thuốc họ thường trải qua thời kỳ mãn kinh sớm (trước 45 tuổi) và có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn. Thực tế, hút thuốc vẫn là yếu tố nguy cơ chủ yếu dẫn đến căn bệnh này. Ngoài ra, trong những dữ liệu mà chúng tôi đã xem xét thì một số tác nhân khác như độ tuổi bắt đầu mang thai, số lần mang thai, sử dụng biện pháp tránh thai hoặc sử dụng liệu pháp thay thế hormone đều liên quan đến nguy cơ ung thư bàng quang.
Thông thường số lượng mắc bệnh và tử vong ung thư bàng quang ở mỗi nước sẽ khác nhau. Nhìn chung, nam giới mắc ung thư bàng quang nhiều hơn gấp 3 lần, nhưng tỷ lệ tử vong ở phụ nữ lại cao hơn chiếm khoảng 40%. Vì thế đã có nhiều quan điểm trái chiều về sự khác biệt này bao gồm chậm trễ trong chẩn đoán, yếu tố di truyền / biểu sinh và yếu tố nội tiết tố.
Ngoài ra nghiên cứu này, chúng tôi đã nhận ra ở những phụ nữ bị mãn kinh sớm hơn (nghĩa là thời kỳ sinh sản ngắn hơn) thì nguy cơ bị ung thư bàng quang của họ ngày càng tăng cao. Trong đó hút thuốc vừa liên quan đến thời kỳ mãn kinh sớm và cũng là nguyên nhân chính gây ra ung thư bàng quang. Từ những phát hiện này chúng ta có thể thấy được những tác hại của việc hút thuốc nguy hiểm đến thế nào.
Đối với những nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu cũng đã phát hiện ra hút thuốc đều có mối quan hệ mật thiết với tiên lượng ung thư bàng quang ở cả giai đoạn đầu và tiến triển. Nói cách khác, hút thuốc gây ra ảnh hưởng xấu đến kết quả cũng như đáp ứng trị liệu và tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên sau 10 năm ngừng hút thuốc, tỷ lệ mắc ung thư bàng quang đã quay lại mức tương đương như những trường hợp không hút thuốc.
Giáo sư Arnulf Stenzl, Chủ tịch Ủy ban Đại hội Khoa học EAU (Eberhard-Karls-University in Tübingen) nhận xét:
"Trong nghiên cứu dài hạn này, hút thuốc lá rõ ràng là nguyên nhân cơ bản làm tăng tỷ lệ mắc ung thư bàng quang. Tuy nhiên, chúng ta cần phải mở rộng thêm ở các yếu tố khác cũng có thể dẫn đến ung thư bàng quang, chẳng hạn như thay đổi nội tiết tố dẫn đến mãn kinh sớm hơn, và đây có thể là kết quả của việc tiếp xúc với nicotine trong thời gian dài."