Phòng ngừa bệnh mãn tính có thể giảm bớt khủng hoảng opioid hay không?

Phòng ngừa bệnh mãn tính có thể giảm bớt khủng hoảng opioid hay không?

Theo nghiên cứu mới đây của Đại học Georgia, việc ngăn ngừa bệnh mãn tính có thể giúp kiềm chế dịch opioid (thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện). Và đây cũng là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra mối quan hệ giữa nhập viện do lạm dụng opioid và bệnh mãn tính.

“Thuốc opioid thuộc nhóm thuốc kê đơn và thường được các bác sĩ kê toa trong điều trị giảm đau do chấn thương hay do phẫu thuật hoặc trong các bệnh lý mạn tính như ung thư. Thuốc opioid được chia làm 2 nhóm: Nhóm có nguồn gốc tự nhiên chiết xuất từ thuốc phiện (opium, morphin, codein) và nhóm có nguồn gốc tổng hợp (hydrocodon, heroin, fentanyl, tramadol…).”

Tác giả nghiên cứu, Janani Thapa cho biết: Khi chúng ta xem xét cuộc khủng hoảng opioid, hầu hết các phản ứng điều trị là do dùng thuốc giảm đau nhóm opioid quá liều, chẳng hạn như naloxone. Đây là một can thiệp tức thời, nhưng về lâu dài, chúng ta cần xác định các vấn đề tiềm ẩn của dịch bệnh. Hiện nay, Thapa đang làm việc tại Đại học Y tế Công cộng UGA.

Trong khi hầu hết các chuyên gia y tế nói về những rủi ro khi sống chung với một căn bệnh mãn tính, thì việc lạm dụng opioid không có trong danh sách, nhưng với Thapa, mối liên hệ này là hiển nhiên.

Bởi vì theo Thapa, bệnh mãn tính có liên quan đến các cơn đau. Khi đó mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc dùng thuốc giảm đau nhóm opioid. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, hãy nhìn vào điều đó và đặt một số con số đằng sau sự liên kết này.

Hiện nay tại Hoa Kỳ, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người đang sống với một căn bệnh mãn tính và nhiều trong số những căn bệnh này đi kèm với cơn đau mãn tính. Viêm khớp là một ví dụ phổ biến. Béo phì là cũng tương tự như vậy.

“Tại Việt Nam xu hướng mắc bệnh mãn tính ngày càng gia tăng. Bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Thường gặp ở những người trung tuổi, cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, người béo phì và người hay sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Tuy nhiên những năm gần đây tỷ lệ những người trẻ tuổi mắc phải cũng đang gia tăng nhanh chóng.”

Đó là lý do tại sao Thapa và các đồng nghiệp của cô đặc biệt quan tâm đến các trường hợp nhập viện liên quan đến thuốc giảm đau nhóm opioid ở những bệnh nhân có khả năng được kê đơn loại thuốc này nhất, bao gồm hen suyễn, viêm khớp, ung thư, bệnh gan và đột quỵ.

Từ năm 2011 đến 2015, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu nội trú từ một bệnh viện và xem xét tỷ lệ mắc bệnh mãn tính ở những bệnh nhân được nhận vào điều trị chấn thương liên quan đến thuốc giảm đau nhóm opioid.

Kết quả cho thấy hơn 90% các ca nhập viện liên quan đến thuốc giảm đau nhóm opioid là trong số những bệnh nhân mắc hai bệnh trở lên.

Vì thế Thapa nghĩ rằng các lĩnh vực y tế công cộng và chăm sóc sức khỏe cần phải nhận thức được sự chồng chéo giữa hai dịch bệnh đang gia tăng và ưu tiên tìm các chiến lược thay thế, không gây nghiện để kiểm soát cơn đau mãn tính.

Và Thapa tin rằng đây không phải là vấn đề riêng biệt. Bởi vì hầu hết bệnh nhân đều đang dùng thuốc giảm đau, và bệnh mãn tính là nguyên nhân của nhiều trường hợp này.

Mặt khác Thapa mong rằng từ nghiên cứu này sẽ có nhiều cuộc thảo luận được bắt đầu về việc phân bổ nhiều các nguồn lực hơn để hạn chế cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opioid trong phòng ngừa bệnh mãn tính.

Tuy nhiên Thapa và đồng nghiệp của cô nhận ra: Nếu chúng ta không nói về việc ngăn chặn lạm dụng thuốc giảm đau nhóm opioid thông qua phòng ngừa bệnh mãn tính, thì đây là một thiếu sót quan trọng.

“Để phòng ngừa bệnh mãn tính, mọi người cần thực hiện những biện pháp như sau:

  • Ăn nhiều rau và trái cây cũng như đậu và ngũ cốc.
  • Tập thể dục mỗi ngày 30 phút, ít nhất 5 lần mỗi tuần.
  • Chuyển từ ăn mỡ động vật bão hòa sang dầu thực vật chưa bão hoà.
  • Giảm ăn mỡ, muối và đường.
  • Duy trì cân nặng.
  • Không hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc.”

Theo thông tin từ Lauren Baggett - Đại học Georgia

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...