Phát hiện mới trong nghiên cứu ở chuột giúp ích cho trẻ bị ung thư
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học UCLA (Đại học California tại Los Angeles - University of California) có thể giúp tăng tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư ở trẻ béo phì với bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính, đây được xem là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em.
Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Steven Mittelman, trưởng khoa nội tiết nhi khoa tại Bệnh viện trẻ em UCLA Mattel và là thành viên của Trung tâm Ung thư toàn diện UCLA Jonsson, quản lý thuốc hóa trị vincristine được nghiên cứu trên chuột (bao gồm chuột béo phì và không béo phì). Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu họ chuyển những con chuột béo phì từ chế độ ăn nhiều chất béo sang chế độ ăn ít chất béo ngay trước khi bắt đầu hóa trị, thì kết quả được cải thiện đáng kể. Những con chuột đang trong chế độ ăn ít chất béo có tỉ lệ sống cao gấp 5 lần so với những con chuột trong nhóm chế độ ăn nhiều chất béo.
Và câu hỏi được đặt ra là thành công trong việc nghiên cứu ở chuột hỗ trợ những gì Mittelman, nhà nghiên cứu cho biết, đây có thể được xem là một lợi ích to lớn trong một tác động đơn giản.
Điều thú vị nhất đối với tôi về nghiên cứu này là thực tế cho thấy sự can thiệp vào chế độ ăn uống có khả năng giúp cơ thể tiêu diệt được các tế bào ung thư bạch cầu ở trẻ hoặc mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính, Mittelman nói. Hiện nay các phương pháp điều trị cho bệnh bạch cầu là rất độc hại, vì vậy việc tìm cách áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, mà không làm tăng độc tính của việc điều trị bệnh ung thư, là điều không thể tin được.
Phát hiện mới trong nghiên cứu ở chuột giúp ích cho trẻ bị ung thư.
Nghiên cứu này được xây dựng trên công trình nghiên cứu trước đây của Mittelman cho thấy béo phì làm thuốc hóa trị ít hiệu quả hơn ở trẻ mắc bệnh bạch cầu. Sau khi hóa trị, trẻ bị béo phì có thể bị tái phát bệnh nhiều hơn 50% so với các trẻ bình thường. Các nghiên cứu gần đây cũng đã phát hiện ra rằng cứ 3 trẻ em thì có một trường hợp được chuẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính là bị thừa cân hoặc béo phì.
Trong quá trình nghiên cứu trước đây, một câu hỏi luôn luôn xuất hiện trong các nhà nghiên cứu là đây có phải là nguyên nhân có thể đảo ngược và chúng ta nên đặt trẻ em vào chế độ ăn kiêng? Vì vậy, chúng tôi quyết định thử nghiệm ở chuột, Mittelman nói.
Và kết quả cho thấy những con chuột được chuyển sang chế độ ăn ít chất béo có tỉ lệ sống cải thiện đáng kể là 92%, trong khi những con chuột có chế độ ăn nhiều chất béo có tỉ lệ sống 17%.
Thực tế hiện nay có rất ít điều trong cuộc sống mà con người có thể làm được trong một tháng đem lại nhiều lợi ích to lớn, đặc biệt điều đó còn khó hơn đối với trẻ em khi mắc bệnh ung thư, tác giả Jonathan Tucci, một sinh viên y khoa và tiến sĩ tại Trường Y Keck, tại Nam California cho biết, đề cập đến những thay đổi về chế độ ăn uống.
Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu thay đổi hướng nghiên cứu của họ đến các thử nghiệm ở người tại Bệnh viện Nhi Los Angeles. Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu một nghiên cứu thí điểm kiểm tra xem khả năng của một chế độ ăn uống hợp lý và can thiệp hoạt động để giảm béo trong quá trình hóa trị cho bệnh bạch cầu cấp tính lymphoblastic cấp tính và khả năng cải thiện tỷ lệ sống.