Phát hiện hướng điều trị mới trong ung thư vú di căn
Các nhà nghiên cứu từ Viện Karolinska ở Thụy Điển đã xác định được một loại protein có thể nhận dạng và xâm lấn các tế bào ung thư vú. Qua đó có thể phát triển các phương pháp điều trị và chẩn đoán mới nhằm ngăn chặn tình trạng xâm lấn tế bào ung thư vú và di căn. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Nghiên cứu Ung thư.
Sự xâm nhập tế bào ung thư vào các mô xung quanh là bước đầu tiên trong di căn, đây là nguyên nhân chính dẫn tới tử vong trong ung thư. Ngoài ra kiến thức của các nhà nghiên cứu về các đặc tính xâm lấn và di căn của tế bào ung thư là chưa đầy đủ, do đó vẫn còn thiếu các phương án điều trị cho bệnh nhân ung thư di căn. Vì thế nghiên cứu này có thể làm sáng tỏ thêm về phạm vi này.
Jonas Fuxe, Phó Giáo sư tại Khoa Vi sinh vật, Khối u và Tế bào Sinh học tại Viện Karolinska, cho biết: Trong những năm gần đây, những thay đổi về nhận dạng của tế bào ung thư có thể góp phần vào các tác động xâm lấn và di căn của nó.
Và trong một khoảng thời gian dài, các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng tế bào được tạo ra trong quá trình phát triển phôi thai, đây được xem là một đặc điểm cố định. Vì vậy, khi một tế bào được hướng dẫn để trở thành, ví dụ như một tế bào cơ, một tế bào thần kinh hoặc một tế bào da, thì sẽ không có bất cứ vấn đề gì xảy ra với loại tế bào này.
Phát hiện hướng điều trị mới trong ung thư vú di căn.
Trao đổi ba chiều của các tế bào ung thư vú người, màu xanh là của DNA và một protein trong màng tế bào màu xanh lá cây. Hình ảnh được chụp lại vào năm 2014 bởi Phó giáo sư Tom Misteli và Phó giáo sư Karen Meaburn, tại IRH NIH.
Tuy nhiên ngày nay, họ hiểu rằng bản sắc của một tế bào không nhất thiết phải cố định, và có thể thay đổi trong các điều kiện bệnh lý như ung thư. Các tế bào ung thư chủ yếu bắt nguồn từ một loại tế bào gọi là tế bào biểu mô tạo thành da, và xuất hiện bên trong bề mặt của các cơ quan ống và tuyến, ví dụ như ở vú. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các tế bào ung thư vú có thể loại bỏ biểu mô của chúng và thu được các đặc tính xâm lấn và di căn thông qua một quá trình gọi là chuyển đổi trung mô - biểu mô (EMT - epithelial-mesenchymal transitions).
Cảm ứng EMT có thể được mô tả tương tự như là một quá trình cách các tàu thuyền ở một bến cảng bị tháo rời khỏi các điểm neo đậu và sẵn sàng để di chuyển ra ngoài, tiến sĩ Fuxe nói. Đây được xem là nơi mà một protein gọi là CXADR, hoặc CAR, di chuyển vào.
CAR ban đầu được xác định là một thụ thể virus, nhưng bình thường chức năng của nó vẫn chưa được hiểu rõ. CAR thường bị loại bỏ trong quá trình phát triển ung thư đối với bệnh bị xâm lấn và di căn, tuy nhiên những tác động của điều này vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Những gì các nhà nghiên cứu thấy được trong nghiên cứu này là CAR được xem một điểm neo quan trọng cho các tế bào ung thư vú, ngăn cản chúng làm mất đi đặc tính của tế bào biểu mô và trở nên xâm lấn, tiến sĩ Fuxe nói.
Điều thú vị là, khi CAR được đưa vào các tế bào ung thư vú với liều lượng thấp, thì nó có thể thay đổi các tế bào trở lại thành nhiều biểu mô với đặc tính bình thường, do đó có thể ngăn chặn các tình trạng xâm lấn của chúng. Vì thế kết quả của cuộc nghiên cứu này có thể mở ra một hướng điều trị mới bằng CAR để ngăn chặn sự xâm lấn tế bào ung thư vú và di căn.