Phát hiện bệnh tiểu đường

Phát hiện bệnh tiểu đường

Khi nào mắc bệnh đái tháo đường?

Những dấu hiệu để chẩn đoán người mắc bệnh đái tháo đường là tuổi trên 30, thể trạng gầy, sút cân nhanh chóng. Để xác định chính xác bệnh cần làm các xét nghiệm đường máu. Trong trường hợp chẩn đoán sớm, bệnh nhân phải làm các nghiệm pháp tăng đường máu. Có 3 tiêu chí để chẩn đoán bệnh:

- Đường huyết tương lúc đói (tối thiểu là 8 giờ sau ăn): >7 mmol/L (>126 mg/dl).

- Đường huyết tương giờ thứ hai sau nghiệm pháp tăng đường máu: > 11,1 mmol/L (>200 mg/dl)  

- Đường huyết tương ở thời điểm bất kỳ: >11,1 nunol/L (> 200 mg/dl}, kèm theo các ưiệu chứng uống nhiều, đái nhiều và gầy sút.

Như vậy, việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường phải được thực hiện ở các cơ sở y tế và được bác sĩ chuyên khoa kết luận. Bệnh nhân có thể mắc một trong 2 thể:

- Đái tháo đường type 1: là bệnh tự miễn dịch mạn tính. Quá trình gây bệnh là quá trình huỷ hoại các tế bào beta tiết ra insulin. Hậu quả là cơ thể thiếu hoặc không còn insulin trong máu. Đối với loại này, khi điều trị buộc phải dùng insulin.

- Đái tháo đường type 2: là tình trạng cơ thể yêu cầu phải có một lượng insulin ngoại lai đưa vào để duy trì sự chuyển hóa bình thường.

Người bệnh không thể tránh khỏi biến chứng cấp tính hoặc mãn tính. Trong đó:

+ Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, triệu chứng lâm sàng đa dạng như hạ đường máu, hôn mê... Loại biến chứng này đe doạ tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.

+ Biến chứng mạn tính xảy ra liên tục và không dễ nhận thấy. Nó phá huỷ cơ thể người bệnh và khi phát hiện lâm sàng thì biến chứng đã ở giai đoạn muộn. Một số triệu chứng thường gặp là mạch máu lớn, tổn thương mạch, bất lực hoặc rối loạn tình dục... Ngày nay, đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa được.

Tiểu đường type 1 khác type 2 như thế nào?

Đây là hai thể tiểu đường có tích chất cũng như đối tượng, cách thức điều trị khác nhau.

Tiểu đường type 1:

Là thể bệnh của trẻ. 

Có tính chất di truyền, bẩm sinh nhiều hơn. 

Do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin. 

Bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.

Tiểu đường type 2:

Thường gặp ở người lớn. 

Liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng...

Phải điều trị bằng thuốc (có thể dùng insulin cho cả thể người lớn để phòng thoái hoá, suy tuyến tụy) và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.

Trước đây, trẻ em chủ yếu bị tiểu đường type 1 nhưng thời gian gần đây, số trẻ bị tiểu đường type 2 bắt đầu gia tăng.

Thói quen ăn nhiều đường, thực phẩm có nhiều năng lượng, chất béo nhưng lại lười vận động, xem ti vi, chơi điện tử nhiều... gây tình trạng thừa cân ở trẻ khiến tuyến tụy bị quá tải, là nguyên nhân chính gây tiểu đường type 2 ở trẻ em. Hệ quả là nguy cơ bị các bệnh tim, thận, tuần hoàn máu và các chứng loạn thị cũng tăng lên.

Có khoảng 4,9% số trẻ từ 4 - 6 tuổi tại Hà Nội bị thừa cân, béo phì. ở TPHCM, tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều. Có 6% trẻ dưới 5 tuổi và đến 22,7% trẻ đang học cấp I bị thừa cân, béo phì. 

Đây là lý do khiến bệnh tiểu đường liên quan đến ăn uống ở trẻ ngày càng gia tăng và rất đáng lo ngại.

Cảnh báo tiểu đường type 2 ở trẻ em

Số trẻ bị tiểu đường type 2 bắt đầu gia tăng là một tín hiệu xấu và khó khống chế do trẻ vẫn cần đủ lượng dinh dưỡng để phát triển.

Bé Nguyễn Thế (Bắc Giang) năm nay mới 10 tuổi nhưng cân nặng đã lên tới 40kg. Bé là một điển hình cho trường hỢp tiểu đường type 2 ở trẻ em. Theo đúng chỉ định của bác sĩ, bé Thế sẽ phải giảm cân, kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn có sự giám sát chặt chẽ của gia đình “Trước đây, dù mập nhưng gia đình vẫn cho cháu ăn thoải mái theo nhu cầu. Đến khi phát hiện cháu bị tiểu đường type 2 thì việc điều chỉnh chế độ ăn là cả một quá trình vất vả, cấm ăn nhiều trong bữa chính, bé lại “rình” khi cha mẹ không có nhà thì “ăn vụng” từ cơm, thức ăn đến đường sữa, kẹo bánh. Càng bắt ăn kiêng, bé càng hay ăn vụng vì thế cân nặng của cháu vẫn không đưỢc cải thiện nhiều”, mẹ cháu Thế than vãn.

Đối với trẻ bị tiểu đường type 2 thì việc điều chỉnh chế độ ăn vô cùng vất vả bởi bé phải kiêng khem nhưng lại không thể khắt khe như người lớn vì bé vẫn cần cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động và phát triển cơ thể.

Tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Khái niệm

Cháu N.T.D, mới 24 ngày tuổi ở tỉnh Bình Thuận đã mắc bệnh tiểu đường.  

Trước đó, bé D. nhập viện vì sốt, ho khan và khò khè. Tìm hiểu tiền sử của người mẹ đưỢc biết, bé D. sinh ra từ một người mẹ bình thường, khỏe mạnh. D. sinh đủ tháng nhưng chỉ nặng l,9kg, da khô, nhăn nheo.

Khi nhập viện, em được chẩn đoán là nhiễm trùng sơ sinh và nhẹ cân so với tuổi thai. Tuy nhiên, sau đó kết quả xét nghiệm và diễn tiến bệnh trong những ngày tiếp theo cho thấy, em không bị nhiễm trùng máu hay viêm màng não mà bị bệnh tiểu đường.

Trường hợp trẻ sơ sinh 24 ngày tuổi bị tiểu  đường được phát hiện tại Bệnh viện Nhi TƯ mới đây đã khiến nhiều bà mẹ mang thai không khỏi băn khoăn: liệu việc lên cân quá nhiều trong thời gian mang thai có là nguyên nhân?

Nguyên nhân đái đường ở trẻ em không tập trung chủ yếu ở lứa tuổi sơ sinh: Trong 135 trường hợp, có 12 trường hợp bị đái đường dưới 1 tuổi, trong đó sơ sinh chỉ có 3 trường hợp, nhưng việc điều trị đòi hỏi phải là những công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Trẻ phải nhận từ 3 - 5 mũi tiêm trong ngày và phải điều trị suốt đời theo phương thức đó. Vấn đề là phải tìm ra quy luật tiêm tương thích với những bữa ăn của đứa trẻ.

Rất khó phát hiện

Các bà mẹ có cân nặng tăng quá cao, có tỷ trọng khối lớn (tăng từ 25kg trở lên) và nếu đẻ lần đầu có con trên cân nặng 4kg sẽ có nguy cơ bị tiểu đường khá cao. Dấu hiệu thường thấy là các bà mẹ đột nhiên tăng cân rất nhanh, sau lại mau chóng gầy rộc đi. Trong số đó có khoảng từ 15 - 20% sẽ bị tiểu đường vĩnh viễn. Số còn lại khi hết thời kỳ mang thai họ sẽ tự trở lại bình thường.Tuy nhiên, trường hợp bà mẹ bị tiểu đường đẻ con cũng bị tiểu đường rất ít khi xảy ra. 

Việc phát hiện bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh ở Việt Nam là rất khó, chủ yếu do tình cờ qua xét nghiệm đường máu. Như trường hợp trẻ sơ sinh 24 ngày tuổi bị bệnh tiểu đường vừa rồi cũng chỉ tình cờ được phát hiện. Cháu vào khám vì bệnh viêm phổi, đến khi xét nghiệm đường máu mới phát hiện bệnh.

Tuy nhiên ở Việt Nam những bệnh cấp tính thì mới được chú ý như hôn mê, co giật. Còn những bệnh như tiểu đường, vẫn thấy ăn uống được nhưng gầy hơn thì ít khi được quan tâm, cho đến khi bị quá nặng (đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy sút cân, nhiễm trùng ngoài da) thì mới đến khám bác sĩ.

Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh mà chỉ có thuốc điều trị hiệu chứng, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng và ăn uống như bình thường. Chi phí điều trị cho trẻ không phải chỉ một lần mà là hàng ngày cho đến suốt đời.

Thực tế hiện nay, đối với trẻ dưới 6 tuổi, các cháu vào bệnh viện điều trị thì được miễn phí, nhưng khi ra viện, gia đình vẫn phải tự chi tiền thuốc đó. Trung bình mỗi tháng phải mất khoảng 300 - 500 ngàn tiền thuốc. Với nhiều gia đình thì đó quả thực là một gánh nặng.

Theo bác sĩ Huỳnh Thoại Loan thì tiểu đường là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng. Tần suất tiểu đường ở trẻ sơ sinh là 1/400.000, nghĩa là trong 400 ngàn trường hợp sinh ra còn sống chỉ có một trường hợp là bị tiểu đường.

Bác sĩ cho biết thêm: Sau 10 ngày điều trị và truyền Insulin thật chậm qua đường tĩnh mạch và theo dõi thật sát đường huyết thì đường huyết của D. đã trở về bình thường.

Tuy nhiên, trường hợp bé D. chỉ mới kiểm soát đường huyết chỉ là một nửa, nửa còn lại là làm sao để giúp trẻ phát triển bình thường, đòi hỏi cần quá trình lâu dài và sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và gia đình bệnh nhi.

Tiểu đường ở tuổi đi học

Đó là một cậu bé 11 tuổi, cao lm65 và nặng tới 85 kg.

Việt Nam có nhiều trẻ em bị tiểu đường, nhưng hầu hết là type 1, do yếu tố bẩm sinh, khi cơ thể mất hoàn toàn khả năng sản xuất hormon insulin để điều hòa đường huyết. Còn em bé kể trên bị tiểu đường type 2, là dạng bệnh mắc phải do lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cháu bị béo phì và đây là một yếu tố khiến bệnh khởi phát quá sớm.

Tiểu đường type 2 thường gặp ở những người lớn tuổi, khi tuổi tác, các yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt khiến chức năng bài tiết insulin của tuyến tụy yếu đi. Tuy nhiên tuổi trung bình của bệnh nhân tiểu đường đang ngày càng trẻ, hiện đã giảm 5 năm so với trước D. đã trở về bình thường.

Ngoài em bé trên, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng đang quản lý điều trị rất nhiều bệnh nhân tiểu đường type 2 ở độ tuổi trên dưới 20. Dù trẻ tuổi nhưng trong số họ đã có nhiều người bị biến chứng nặng, như mù mắt, cắt cụt chân do hoại tử, suy thận...

Hiện Việt Nam có hơn 3 triệu người bị tiểu đường, 85% trong tổng số đó là type 2 - dạng bệnh có thể phòng ngừa, giảm nguy cơ nhờ một lối sống và chế độ ăn lành mạnh

Tim ra bệnh tiểu đường type 3

Y học vừa phát hiện ra một dạng khác của bệnh tiểu đường sau khi khám phá não bộ cũng có khả năng sản xuất ra insulin tương tự tuyến tụy.

Nếu như bệnh tiểu đường type 1 và 2 (ảnh hưởng đến lượng đường huyết) xuất hiện khi tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin cần thiết cho cơ thể thì bệnh tiểu đường type 3 không sản xuất được một lượng insulin trong não như bình thường. Điều này dường như có liên quan đến bệnh Alzheimer.

Từ lâu các nhà khoa học đã biết được rằng những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ cao hơn người bình thường 65%.

Trong tuyến tụy của người bị bệnh tiểu đường type 2 và trong mô não của những người mắc bệnh Alzheimer, các nhà khoa học đã tìm thấy cùng một loại chất lắng protein. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu mối liên hệ giữa 2 trường hợp này.

Ở bệnh Alzheimer, những tế bào bị chết nằm ở phần não điều khiển khả năng ghi nhớ. Trong tương lai, theo các nhà khoa học, cần có thêm nghiên cứu về mối liên hệ tiềm ẩn giữa bệnh mất trí nhớ và bệnh đái tháo đường.  

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...