Oxy y tế: Vì sao bị thiếu hụt và chúng được tạo ra như thế nào?
Một trong những triệu chứng nghiêm trọng và phổ biến nhất của COVID-19 là khó thở, tại Ấn Độ tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng ngày càng tồi tệ hơn, trên khắp các phương tiện truyền thông bạn có thể nhìn thấy nhiều bức ảnh chụp cảnh người dân xếp hàng dài để nhận được bình ôxy. Điều này cho thấy nguồn cung cấp ôxy y tế đang thiếu hụt ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Vì sao các quốc gia đang phát triển lại thiếu nguồn cung cấp oxy?
Ấn Độ là một quốc gia mới nhất đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung cấp oxy y tế trầm trọng. Trước đó, một số quốc gia như Brazil, Cộng hòa Dân chủ Congo, Peru và Venezuela cũng phải đối mặt với thực trạng tương tự trong trận đại dịch này.
Unitaid (Tổ chức Sức khỏe toàn cầu) là một sáng kiến toàn cầu hợp tác giúp các nước có thu nhập thấp và trung bình đối mặt với những thách thức về sức khỏe cộng đồng, tuy nhiên việc giảm chi phí y tế khiến nguồn cung cấp oxy thiếu hụt, cơ sở hạ tầng hạn chế và khó khăn về hậu cần.
Cho dù ở nhà hay bệnh viện, oxy y tế là chìa khóa để điều trị những người bị suy hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 5 người thì có một người bị COVID-19 cần thở oxy để đảm bảo rằng mức oxy trong máu của họ ổn định.
Đối với các quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt oxy y tế thì bao nhiêu là đủ?
Vào tháng 2, WHO ước tính rằng nửa triệu dân số đang cần 1,2 triệu bình oxy mỗi ngày.
Trong năm nay, Unitaid đưa ra mức hỗ trợ 1,6 tỷ đô la cho các quốc gia đang cần các thiết bị hỗ trợ y tế trong trận đại dịch này.
Vào tháng 2, Tiến sĩ Philippe Duneton, Giám đốc Điều hành của Unitaid nói rằng: "Đây thực sự là một tình huống khẩn cấp trên toàn cầu và cần sự chung tay hợp tác giữa các quốc gia trên toàn thế giới".
Unitaid đã xác định được khoảng 20 quốc gia đang gặp khó khăn lớn nhất về nguồn cung cấp oxy, bao gồm Malawi, Nigeria và Afghanistan.
Oxy được tạo ra như thế nào?
Oxy được tạo ra theo hai cách:
- Ôxy y tế: Được tạo ra bằng cách tách oxy khỏi các khí khác và tạp chất có trong không khí bằng các bước nén, tinh lọc và thanh lọc nhiều lần, theo Air Liquide Sante France.
Oxy y tế đạt độ tinh khiết hơn 99,5% và được kiểm tra nghiêm ngặt.
Theo Air Liquide Sante France, khí oxy hóa lỏng ở nhiệt độ -182°C, đây là cách tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu khác nhau vì một lít ôxy lỏng bằng với 840 lít khí ôxy ở áp suất khí quyển.
Một bình chứa oxy nén mà bệnh nhân sử dụng chứa khoảng 200 lít ôxy bình thường.
- Ôxy nén: Thiết bị có thể tách Nitơ ra khỏi không khí xung quanh, nâng mức ôxy lên khoảng 93%. Thiết bị có thể cầm tay hoặc ở dạng bình lớn để phục vụ trong bệnh viện. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thiết bị oxy tăng vọt gấp 5 hoặc 6 ở các bệnh viện ở Pháp khi làn sóng bệnh nhân COVID lên đến đỉnh điểm. Vì thế cần phải đảm bảo đủ điện và được kỹ thuật viên bảo trì thường xuyên.
Những nhà sản xuất chính là ai?
Ngoài Trung Quốc, ba nhà sản xuất ôxy y tế chính là công ty Linde của Đức, liên minh với Praxair ở Mỹ; công ty Air Liquide của Pháp và công ty Air Products của Mỹ.
Tuy nhiên một số lượng lớn các nhà sản xuất ôxy y tế trong nước và khu vực cho rằng rất khó để đặt mua chúng trong thời gian dài.
Tại các nước công nghiệp phát triển, họ luôn có đủ nguồn cung cấp oxy y tế vì các công ty sản xuất được hỗ trợ kinh phí tập trung cho lĩnh vực y tế, chẳng hạn như các ngành công nghiệp thép và hóa chất.
Ấn Độ đang thực hiện những điều gì?
Quân đội Ấn Độ đã sử dụng máy bay chở hàng chuyên dụng và xe bồn chở ôxy y tế đến những nơi đang thiếu nguồn cung cấp và một chuyến tàu có tên Oxygen Express đã được đưa vào hoạt động vào ngày 22 tháng 4.
Ấn Độ cũng đang nhập 23 thiết bị di động sản xuất oxy và container từ Đức.
Pháp có kế hoạch gửi 8 thiết bị di động sản xuất oxy có thể sản xuất đủ oxy để phục vụ 10.000 bệnh nhân mỗi ngày và lên kế hoạch vận chuyển 200 tấn oxy lỏng đến các bệnh viện Ấn Độ.