Nữ bác sỹ thay đổi việc chữa bệnh tâm thần thời nay - Nise da Silveira
Nise da Silveira là ai
mà được Google thay đổi giao diện trang chủ để vinh danh tên tuổi bà ngày 15/2 hôm nay?Nise da Silveira (ngày 15 tháng 2 năm 1905 – ngày 30 tháng 10 năm 1999) là một bác sĩ tâm thần người Brazil, học trò của Carl Jung Carl Jung (là người sáng lập ra tâm thần học phân tích).
Hôm nay 15/2/2020, các nghệ sĩ của Google thiết kế hình ảnh Doodle để kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Nise da Silveira. Vậy Nise da Silveira là ai?
Nise da Silveira: Nữ bác sĩ có di sản ngành y học - tâm thần học khiến cả thế giới kinh ngạc và khâm phục.
"Để đấu tranh với nghịch cảnh, một người phải có những phẩm chất này: Tinh thần phiêu lưu, dũng cảm, kiên trì và đam mê" - Nise da Silveira.
Câu nói đã gói gọn cuộc đời của bà Nise da Silveira, một bác sĩ tâm thần người Brazil có tầm nhìn và những phẩm chất sống rộng mở. Bà là một trong số ít những người phụ nữ trong ngành y mạnh dạn thách thức các phương pháp chữa bệnh tâm thần hiện hành để tiên phong tiếp cận phương pháp nhân đạo hơn trong việc chữa trị bệnh nhân tâm thần.
Nise da Silveira: Nữ bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân tâm thần
Sinh ra vào ngày 15/2/1905 tại khu vực phía đông bắc thành phố Maceió - thủ phủ của bang Alagoas (Brazil), Nise da Silveira đã sớm hoàn thành bằng y khoa vào năm 1926 khi mới 21 tuổi. Bà là người phụ nữ duy nhất trong lớp đại học chuyên ngành y khoa.
Khi bắt đầu làm việc tại một trung tâm tâm thần quốc gia vào năm 1933, Nise da Silveira cảm thấy bất bình trước các thủ tục y tế khắc nghiệt mà các bác sĩ đang dựa vào để điều trị cho các bệnh tâm thần thời bấy giờ như như giam giữ trong bệnh viện tâm thần, sốc điện, liệu pháp insulin và cắt thùy não.
Không chịu nhìn những bất công hàng ngày diễn ra với các bệnh nhân, bà dũng cảm thách thức nghịch cảnh. Bà Nise da Silveira bắt đầu nghiên cứu và ủng hộ các phương pháp điều trị phục hồi nhân đạo hơn.
Thay vì sợ hãi và tàn nhẫn với bệnh nhân tâm thần, bà Nise da Silveira đã khuyến khích những người bệnh bước vào thế giới của tư duy của riêng mình thông qua hội họa và điêu khắc. Sau này, bà trở thành một trong những người đầu tiên kết hợp động vật vào thực hành của mình với tư cách là nhà đồng trị liệu.
Cách tiếp cận mới của bác sĩ tâm thần Nise da Silveira đã thu nhận thành công rất lớn từ chính những bệnh nhân của bà, không chỉ giúp họ phục hồi chức năng mà còn mở đường cho cách suy nghĩ hoàn toàn mới về chăm sóc bệnh nhân tâm thần của giới y bác sĩ.
Bác sĩ tâm thần học Nise da Silveira.
Năm 1956, bà mở một phòng khám dành riêng cho việc phục hồi chức năng cho các bệnh nhân cũ của các bệnh viện tâm thần, nhằm tránh sự thể chế hóa và hạn chế quyền tự do của những người chữa trị.
Những nghiên cứu của bà về phục hồi chức năng và hiểu biết về quá trình loạn thần thông các các hình ảnh vô thức là nguồn gốc trong suốt nhiều năm cho các cuộc triển lãm, phim ảnh, phim tài liệu, loa đài, khóa học, chuyên đề, bài báo và hội nghị. Silveira cũng là người tiên phong trong nghiên cứu mối liên quan cảm xúc giữa bệnh nhân và động vật.
Bà qua đời ở tuổi 94 vào ngày 30/10/1999 tại Rio de Janeiro, và để lại một di sản thực sự độc đáo. Niềm đam mê và sự tận tâm của bà đối với giá trị của kết nối cảm xúc, sáng tạo và lòng trắc ẩn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của những phẩm chất này trong cả điều trị và phục hồi chức năng của những người mắc bệnh tâm thần.
Để ghi nhận công lao to lớn của Nise da Silveira, Brazil đã cho xây bảo tàng riêng mang tên bà. Đến nay, bảo tàng vẫn còn mở với bộ sưu tập hơn 350.000 tác phẩm nghệ thuật do bệnh nhân tâm thần tạo ra. Cuộc đời và sự nghiệp của bà được tái hiện ở một bộ phim Brazil năm 2015 tên là Nise: The Heart of Madness, đạo diễn bởi Roberto Berliner
Con đường đấu tranh vì người bệnh của bà đã tạo cảm hứng cho rất nhiều người trên thế giới về sau, dẫn đến việc thành lập các tổ chức trị liệu bệnh nhân tâm thần ở Brazil và trên toàn thế giới.