Những thuật ngữ phổ biến của cholesterol, bệnh tim và huyết áp cao

Những thuật ngữ phổ biến của cholesterol, bệnh tim và huyết áp cao

Nhầm lẫn bởi những từ ngữ y tế? Hãy xem đây là tài liệu tham khảo của bạn. Dưới đây là tất cả các thuật ngữ bạn cần biết khi nói về bệnh tim, cholesterol cao, huyết áp cao và những thay đổi trong lối sống giúp bạn ngăn ngừa hoặc kiểm soát những tình trạng này.

Tập thể dục nhịp điệu:

Còn được gọi là “cardio”, đây là những hoạt động thể chất giúp làm tăng nhịp tim của bạn. Ví dụ như đi bộ nhanh, chạy bộ, chạy, nhảy dây và bơi lội. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, bạn chỉ cần luyện tập aerobic khoảng 30 phút / mỗi ngày và thực hiện chúng từ 5 đến 7 ngày / mỗi tuần, điều này có thể hạn chế nguy cơ bị bệnh tim, giảm huyết áp, tăng cholesterol “tốt(HDL -  High -density lipoprotein, còn gọi là Lipoprotein tỷ trọng cao), và giúp giảm cân.

Chế độ ăn DASH

: DASH viết tắt của Phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn tăng huyết áp (Dietary Approaches to Stop Hypertension) là một kế hoạch ăn kiêng từ Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, giúp hạ huyết áp. Trong kế hoạch này, bạn sẽ thực hiện một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, các sản phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, đậu, hạt, và các loại hạt. Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, cholesterol, đường, thịt đỏ và muối.

Chất xơ:

Một loại carbohydrate có trong trái cây, rau và ngũ cốc. Hiện có hai loại chất xơ. Chất xơ hòa tan, được tìm thấy trong yến mạch, đậu Hà Lan, đậu, táo, trái cây họ cam quýt, cà rốt và lúa mạch, chúng có thể hòa tan trong nước, giúp giảm cholesterol và lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan, được tìm thấy trong bột mì nguyên chất, cám lúa mì, các loại hạt, đậu, và các loại rau khác, như súp lơ và khoai tây, chúng hỗ trợ tiêu hóa, có thể giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ (lượng khuyến cáo hàng ngày là khoảng 38 gram cho nam và 25 gram cho nữ) có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cholesterol HDL:

Hiện có hai loại cholesterol được tìm thấy trong máu là HDL và LDL. HDL (High - density lipoprotein, còn gọi là Lipoprotein tỷ trọng cao) là loại tốt. Nó hoạt động như một người thu dọn, tích tụ thêm cholesterol và đưa nó trở lại gan. Khi bác sĩ kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu, tất nhiên bạn luôn muốn mức HDL của mình cao. Thông thường mức HDL từ 60 trở lên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Nhịp tim:

Nhịp tim của bạn nhanh như thế nào. Nó còn được gọi là mạch. Bạn có thể kiểm tra nó khi tập thể dục, từ đó bạn có thể theo dõi tim của bạn hoạt động mạnh như thế nào. Hiện tại mục tiêu tốc độ nhịp tim phụ thuộc vào tuổi và mức độ hoạt động mà bạn đang thực hiện. Do đó hãy kiểm tra với bác sĩ về điều này, đặc biệt là nếu bạn đang bị bệnh tim. Mặt khác bạn có thể đeo máy đo nhịp tim hoặc học cách kiểm tra mạch chỉ bằng ngón tay, tốt nhất là ở cổ tay.

Tăng huyết áp:

Một tên gọi khác là cao huyết áp, tăng huyết áp là tình trạng phổ biến, chúng xảy ra khi máu chảy qua các động mạch quá mạnh mẽ. Huyết áp được đo bằng hai con số. Số trên cùng được gọi là huyết áp tâm thu, và số dưới cùng là huyết áp tâm trương. Huyết áp của bạn tăng khi nó ở mức 130/80 hoặc cao hơn. Huyết áp bình thường là 120/80 hoặc thấp hơn.

Cholesterol LDL:

Đây là loại cholesterol xấu. Mặc dù cơ thể cần một ít từ nó để xây dựng các tế bào, nhưng nếu có quá nhiều LDL  (Lipoprotein tỷ trọng thấp - Low-density lipoprotein), chúng có thể tích tụ trên thành mạch máu theo thời gian, cuối cùng ngăn chặn lưu lượng máu dẫn đến bệnh tim. Khi bác sĩ kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu, càng có nhiều LDL thì nguy cơ mắc bệnh tim càng cao.

Thiền:

Đây là một kỹ thuật thư giãn bao gồm làm cho tâm trí thoải mái và tập trung sự chú ý vào hơi thở, cảm giác vật lý hoặc một từ hay cụm từ lặp đi lặp lại (đôi khi được gọi là một câu thần chú). Nhiều nghiên cứu cho thấy việc thiền thường xuyên giúp kiềm chế căng thẳng, giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim.

Chánh niệm (Mindfulness):

Là một phương pháp tu tập cổ truyền trong đạo Phật, đây là những thực hành về các khoảnh khắc trong cuộc sống và tập trung tất cả sự chú ý vào trải nghiệm hiện tại (nói cách khác, không nghĩ về những gì trong danh sách việc cần làm khi bạn đang ăn trưa tại bàn làm việc). Các nghiên cứu đã tìm thấy nhiều lợi ích sức khỏe để thực hành chánh niệm, bao gồm giảm căng thẳng, có thể làm giảm huyết áp và làm cho bệnh tim ít có khả năng xảy ra.

Chất béo không bão hòa đơn:

Một loại chất béo lành mạnh có trong thực phẩm như các loại hạt - bơ và các loại dầu như ô liu - cải dầu. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung thêm thực phẩm có chất béo không bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol và hạn chế khả năng mắc bệnh tim.

Axit béo omega-3:

Một loại chất béo không bão hòa đa lành mạnh mà bạn cần cho nhiều chức năng cơ thể khác nhau. Axit béo omega-3 giúp bảo vệ và chống lại bệnh tim - đột quỵ. Thực tế cơ thể con người không thể tạo ra omega-3. Hiện có ba loại axit béo omega-3: Alpha lipoic acid (ALA), được tìm thấy trong hạt lanh, dầu đậu nành và cải dầu, và một số loại rau xanh như cải xoăn và rau bina; Docosahexaenoic ( DHA) và Eicosapentaenoic axit (EPA), được tìm thấy trong cá béo.

Mảng bám (trong động mạch tim):

Sự tích tụ chất béo, cholesterol và canxi tích tụ lên động mạch theo thời gian. Mảng bám có thể làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể.

Chất béo không bão hòa đa:

Một loại chất béo lành mạnh có trong cá, quả óc chó, hạt lanh và các loại dầu như ngô, đậu tương và nghệ tây. Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung thêm thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Chất béo bão hòa:

Một loại chất béo không lành mạnh có trong thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol toàn phần và mức LDL (Lipoprotein tỷ trọng thấp - Low-density lipoprotein), còn gọi là cholesterol “xấu”, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Natri:

Một chất dinh dưỡng thiết yếu được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và muối ăn. Natri giúp cơ bắp và tế bào thần kinh hoạt động cũng như kiểm soát huyết áp. Nhưng bạn chỉ nên ăn một chút muối là cần thiết. Bởi vì quá nhiều natri trong cơ thể sẽ gây ra huyết áp cao và đầy hơi. Giới hạn khuyến nghị hàng ngày đối với natri là 2.300 miligam (bằng một muỗng cà phê muối ăn). Nhưng nếu bạn bị huyết áp cao hoặc các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể sẽ đề nghị lượng muối thậm chí ít hơn.

Rèn luyện sức mạnh:

Đây là một loại bài tập sử dụng sức đề kháng để xây dựng cơ bắp và tăng cường sức mạnh. Các ví dụ bao gồm thực hiện chống đẩy, nâng tạ và làm việc với các dây đàn hồi tập thể hình. Mặt khác tập luyện sức mạnh có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.

Quản lý căng thẳng:

Bạn có thể thực hiện những hoạt động như thiền, chánh niệm, tập thể dục và cười nhiều hơn, giúp bạn có thể giảm mức độ lo lắng và căng thẳng. 

Chất béo chuyển hóa:

Một loại chất béo không lành mạnh được tạo ra thông qua phương pháp chế biến thực phẩm gọi là hydro hóa một phần. Chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong bánh quy, bánh quy giòn, bánh ngọt và nhiều thực phẩm chiên. Các chuyên gia coi nó là một trong những chất béo tồi tệ nhất, vì nó làm tăng mức cholesterol LDL (có hại) và làm giảm mức cholesterol HDL (có lợi), khiến cho nguy cơ mắc bệnh tim gia tăng đáng kể. Do đó hãy tránh dung nạp chất béo trans càng nhiều càng tốt.

Triglyceride:

Cơ thể có thể biến bất kỳ lượng calo dư thừa nào mà nó không sử dụng trở thành một loại chất béo được gọi là triglyceride, đây là chất dự trữ trong các tế bào mỡ. Mức độ chất béo trung tính cao làm cho bệnh tim có nhiều khả năng xảy ra hơn.

Chất béo không bão hòa:

Một loại chất béo lành mạnh có trong nhiều loại thực phẩm như bơ, các loại hạt và dầu như ô liu và cải dầu. Chất béo không bão hòa được chia thành hai loại: không bão hòa đơn và không bão hòa đa.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...