Những phát hiện mới về liệu pháp miễn dịch ở bệnh nhân cao tuổi mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển
Trong hai nghiên cứu mới được báo cáo tại ELCC 2019 đã phát hiện ra những thông tin hữu ích về mức độ hiệu quả và sự an toàn của liệu pháp miễn dịch ở bệnh nhân cao tuổi mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển (Non-small-cell lung cancer - tên viết tắt là NSCLC), đây là nhóm tuổi thường xuyên mắc phải căn bệnh này nhất.
Trong hai nghiên cứu mới được báo cáo tại ELCC 2019 đã phát hiện ra những thông tin hữu ích về mức độ hiệu quả và sự an toàn của liệu pháp miễn dịch ở bệnh nhân cao tuổi mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển (Non-small-cell lung cancer - tên viết tắt là NSCLC), đây là nhóm tuổi thường xuyên mắc phải căn bệnh này nhất. Nguồn: © Hiệp hội Ung thư y tế châu Âu.
Liệu pháp miễn dịch bao gồm các thuốc nhắm vào quá trình miễn dịch nhằm tăng cường khả năng nhận biết và tiêu diệt các tế bào khối u. Đây là một lựa chọn khá phổ biến, đem lại hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển. Mặc dù khoảng phân nửa số trường hợp mới được chẩn đoán mắc NSCLC là người cao tuổi, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh về mức độ hiệu quả và sự an toàn của liệu pháp miễn dịch mang lại ở nhóm bệnh nhân này tại các thử nghiệm lâm sàng. Bên cạnh đó, một số lo ngại về sự suy giảm của hệ thống miễn dịch ở người cao tuổi có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp điều trị.
Trong các nghiên cứu thực tế cho thấy người cao tuổi bị bệnh NSCLC tiến triển (lớn hơn 70 tuổi) được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch trong thử nghiệm lâm sàng có thời gian sống ngắn hơn so với bệnh nhân trẻ (nhưng độc tính ở cả hai nhóm bệnh nhân đều như nhau).
Vì thế các nhà nghiên cứu đã xem xét lại tất cả các bệnh nhân mắc NSCLC tiến triển được điều trị bằng các liệu pháp miễn dịch tại Bệnh viện Universitario Ramon y Cajal ở Madrid, Tây Ban Nha, từ 2014 đến 2018. Và chỉ có 27 trường hợp trong số 98 bệnh nhân (từ 70 tuổi trở lên) được điều trị bằng thuốc miễn dịch (trong 4 năm). Trong đó tình trạng đột biến gen PD-L1 (tên khoa học là PD-L1) chiếm đến ở 50% bệnh nhân.
Nhìn chung, tỷ lệ sống ở những bệnh nhân cao tuổi thường ngắn hơn so với bệnh nhân dưới 70 tuổi (trung bình 5,5 tháng so với 13 tháng). Còn tỷ lệ sống sót không tiến triển của ở 2 nhóm bệnh nhân cũng khác biệt đáng kể (bệnh nhân lớn tuổi là 1,8 tháng so với 3,6 tháng ở bệnh nhân trẻ).
Tỉ lệ sống còn không tiến triển (progression-free survival rates):
Là phần trăm số người vẫn có ung thư, nhưng bệnh không tiến triển (không tăng trưởng u mới hay phát tán u trong hoặc sau điều trị).
Xét về độc tính, thì hai nhóm bệnh nhân không có khác biệt về các tác dụng phụ liên quan đến miễn dịch (giữa bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân trẻ).
Trong nghiên cứu này cho thấy: Liệu pháp miễn dịch được sử dụng phổ biến là dòng thứ 2 (chiếm 61% bệnh nhân) hoặc dòng thứ ba trở lên (chiếm 24,5% bệnh nhân) trên toàn bộ 98 bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Chỉ hơn một nữa (chiếm 52% bệnh nhân) được điều trị bằng thuốc Nivolumab.
Các tác giả nghiên cứu Elena Corral de la Fuente và Arantzazu Barquin Garcia, từ Bệnh viện Universitario Ramon y Cajal, cho biết: Nghiên cứu này bị giới hạn bởi phân tích hồi cứu (bệnh - chứng) quan sát với cỡ mẫu nhỏ. Vì thế chúng tôi đã đưa ra đề nghị cần thêm các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên và có tiềm năng với nhiều dữ liệu thực tế hơn để có thể trả lời những câu hỏi trong việc sử dụng liệu pháp miễn dịch ở bệnh nhân cao tuổi.
Ngoài ra, trong một phân tích khác của nghiên cứu cho thấy khả năng sống sót ở bệnh nhân lớn tuổi mắc NSCLC tiến triển gia tăng đáng kể nếu họ được điều trị bằng thuốc Pembrolizumab trong liệu pháp miễn dịch.
Nguồn: © Hiệp hội Ung thư y tế Châu Âu.
Không những thế nghiên cứu còn so sánh hiệu quả và sự an toàn của liệu pháp ở 264 bệnh nhân cao tuổi (lớn hơn hoặc bằng 75 tuổi) trong 3 thử nghiệm có 2292 người tham gia (dưới 75 tuổi). Và kết quả cho thấy tất cả bệnh nhân đều có điểm tỷ lệ khối u từ 1% trở lên và 1/2 nhóm bệnh nhân cao tuổi trong phân tích này có điểm tỷ lệ ít nhất là 50%.
Qua đó tỷ lệ sống sót chung ở bệnh nhân cao tuổi được điều trị bằng thuốc Pembrolizumab đã được cải thiện đáng kể so với hóa trị liệu (cho dù là điểm khối u thấp hay cao).
Bên cạnh đó, hiện giờ tỷ lệ sống sót chung ở người cao tuổi sau 1 năm được điều trị bằng thuốc Pembrolizumab là tương đương với người trẻ tuổi.
Rất ít bệnh nhân người cao tuổi bị các tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc Pembrolizumab so với những bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị liệu (68% so với 94%). Ngoài ra, các tác dụng khác xảy ra khi điều trị ở liều lượng cao của thuốc Pembrolizumab cũng ít gặp hơn so với với hóa trị liệu (24% so với 61%). Trong đó các tác dụng phụ mà bệnh nhân người cao tuổi thường gặp khi điều trị với Pembrolizumab là mệt mỏi (17,4%), giảm cảm giác ngon miệng (12,8%) và ngứa (12,8%).
Các tác dụng phụ qua trung gian miễn dịch và phản ứng tiêm truyền ở nhóm bệnh nhân người cao tuổi khi sử dụng thuốc Pembrolizumab sẽ thường gặp hơn so với hóa trị liệu (25% so với 7%) nhưng lại không có sự khác biệt so với bệnh nhân trẻ tuổi được điều trị bằng pembrolizumab (25%).
Kaname Nosaki, từ Trung tâm Ung thư Kyushu, Nhật Bản, cho biết: Dữ liệu của chúng tôi hỗ trợ việc sử dụng thuốc pembrolizumab ở bệnh nhân cao tuổi bị NSCLC tiến triển (lớn hơn hoặc bằng 75 tuổi) có biểu hiện đột biến gen PD-L1.
Ngoài xem xét các hạn chế tiềm ẩn và Nosaki còn lưu ý rằng: Các bệnh nhân cao tuổi nên được đưa vào phân tích dù đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho từng nghiên cứu riêng lẻ, và sau đó họ sẽ chọn ra một nhóm bệnh nhân cao tuổi có điều kiện tương đối phù hợp tham gia vào thử nghiệm.
Nhận xét về các nghiên cứu, Marina Garassino, Trưởng khoa Ung thư lồng ngực tại Istituto Nazionale dei Tumori, tại Milan, Italy, cho biết: Phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả và độ an toàn của liệu pháp miễn dịch ở người lớn tuổi. Nhưng trong nghiên cứu thực tế cho thấy liệu pháp miễn dịch ở người cao tuổi đem lại hiệu quả thấp hơn mặc dù không có sự khác biệt trong các tác dụng phụ, đây là một hồi chuông đáng cảnh báo. Bên cạnh đó trong nghiên cứu này vẫn có những hạn chế, như biểu hiện đột biến gen PL-1 chỉ xảy ra ở 50% bệnh nhân và dữ liệu hồi cứu được thu thập. Thông thường những dữ liệu được thu thập trong các nghiên cứu thực tế không được kiểm soát chính xác bằng các thử nghiệm ngẫu nhiên. Và bệnh nhân cao tuổi thường không được lựa chọn là đối tượng ưu tiên trong các thử nghiệm lâm sàng, bà lưu ý.
Garassino kết luận: Trong tương lai chúng tôi cần các thử nghiệm lớn hơn, tiềm năng hoặc các nghiên cứu thực tế lớn hơn nhằm có cái nhìn chi tiết hơn về hiệu quả và sự an toàn của liệu pháp miễn dịch ở bệnh nhân cao tuổi mắc NSCLC.